Bàn chân mất đi cảm giác thăng bằng, khó gập gây ra nhiều bất tiện cho cơ thể. Đó có thể là do chứng bàn chân rủ gây nên. Nguyên nhân là bởi dây thần kinh mác bị tổn thương khiến nhóm cơ nghiêng ở chân bị liệt. Mời bạn tham khảo cách điều trị thông qua vật lý trị liệu bàn chân rủ trong bài viết sau.
Hiện tượng bàn chân rủ là gì?
Bàn chân rủ được biểu hiện khi phần lưng bàn chân gập lại yếu hoặc mất khả năng gập. Phần cơ và thần kinh chi phối bị tổn thương từ nhiều nguyên nhân như chấn thương, đột quỵ, bệnh lý thần kinh cơ, tai biến hoặc ngộ độc, tiểu đường.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng bàn chân rủ:
- Bệnh lý xơ cứng teo cơ, bệnh Parkinson, đa xơ cứng
- Liệt thần kinh mác, thay khớp háng
- Thoát vị đĩa đệm, tổn thương vùng đầu gối
Những người mắc bàn chân rủ thường có dáng di đặc biệt, đi từng nấc và quét bàn. Đó là do khi dây thần kinh mác bị tổn thương, nhóm cơ nghiêng ngoài bàn chân, gập bàn chân về phía mu sẽ bị liệt. Người mắc chứng này sẽ mất cảm giác bờ ngoài cẳng chân và mặt mu chân. Khi đó, bàn chân như bị rũ xuống, không thể gấp bàn chân hoặc ngón chân về phía cơ thể được.
Người mắc chứng bàn chân rủ thường khó gập chân lại, đi đứng không bình thường
Triệu chứng của bệnh lý bàn chân rủ:
- Ngón chân đau, yếu
- Mất gấp các ngón và bàn chân về phía cơ thể
- Cẳng bàn chân bị tê
- Dáng đi bước cao
- Mất chức năng của bàn chân
Khi gặp những biểu hiện trên, người bệnh nên đến phòng khám để bác sĩ kiểm tra. Thông qua quá trình khám lâm sàng, chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ, bác sĩ sẽ chẩn đoán được tình trạng bệnh như thế nào. Dựa vào mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật. Ngoài ra, phương pháp vật lý trị liệu bàn chân rủ cũng được ứng dụng phổ biến nhờ tính tiện dụng và hiệu quả nó đem lại.
Vật lý trị liệu bàn chân rủ
Mục đích của phương pháp vật lý trị liệu bàn chân rủ chủ yếu để giảm đau, đề phòng co rút hoặc biến dạng khớp. Đồng thời, cách này cũng giúp cho người bệnh duy trì tầm vận động khớp nhẹ nhàng, thoải mái hơn.
Điểm qua những kỹ thuật phục hồi chức năng thần kinh mác để loại bỏ chứng bàn chân rủ:
- Điện trị liệu: Những xung điện đi vào cơ thể sẽ kích thích dây thần kinh làm cơ co lại. Cùng với đó là khả năng trương lực cơ, phục hồi sức cơ bị liệt và giảm đau.
Sử dụng điện trị liệu để kích thích thần kinh giúp cơ co lại dễ dàng hơn
- Bài tập vận động: Chú trọng vào các động tác kéo dài giúp gót chân không bị cứng. Kỹ thuật này sẽ tăng cường cơ bắp chân, giúp người bệnh duy trì mọi chuyển động ở đầu gối và mắt cá chân. Ngoài ra, một số vấn đề liên quan đến dáng đi, co duỗi bàn chân cũng được cải thiện đáng kể.
- Sóng xung kích: Thúc đẩy quá trình lành lại của cơ xương khớp mãn tính, tiền mãn tính hoặc bán cấp dựa trên sự tác động vào phần mềm bị tổn thương. Cách này cũng giúp cải thiện hệ thống vi mạch máu và tăng sự trao đổi chất. Qua đó làm giảm đau và phân hủy vôi hóa gân cơ.
Sóng xung kích thúc đẩy quá trình lành lại của cơ xương khớp
- Nẹp cổ bàn chân: Hiện tượng bàn chân rủ để lâu ngày dễ dẫn tới sự mất cân bằng phần mềm do sự co rút của nhóm cơ cẳng chân sau. Nó gây ra tình trạng lỏng khớp cổ chân, biến dạng gập lòng bàn chân. Phương pháp nẹp cổ bàn chân giữ chân ở vị trí bình thường để người bệnh đi lại dễ dàng hơn.
Trong các phương pháp trên, điện trị liệu được áp dụng phổ biến nhất. Việc trị liệu bằng điện được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng kích thích cơ bị yếu liệt do tổn thương thần kinh ngoại biên.
Vật lý trị liệu bàn chân rủ cần được tiến hành sớm ngay khi phát hiện bệnh để đạt kết quả tốt nhất. Phòng khám La Văn Lường với nhiều năm kinh nghiệm trong việc khám và điều trị bệnh cơ xương khớp giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng, hiệu quả. Liên hệ tới Hotline 0898 12 14 16 - 0907 567 567 để được tư vấn chi tiết hơn.
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM
Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567
Email: pklavanluong@gmail.com
Website: https://phongkhamlavanluong.vn
Giờ làm việc
+ Thứ 2 – Chủ nhật: 15:30 – 19:00
+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.