• 0898 12 14 16 - 0907 567 567
  • pklavanluong@gmail.com
  • 09 Nguyễn Huy Lượng P14 Quận Bình Thạnh TPHCM
  • Sáng:(8H00 - 12H00) - Chiều:(15h-19h30)

Phòng ngừa gãy xương ở người lớn tuổi như thế nào?

Càng nhiều tuổi, các bộ phận trong cơ thể dần lão hóa và ngày một yếu đi. Đặc biệt là hệ thống cơ xương khớp, ít đàn hồi và dễ tổn thương, thoái hóa.

Càng nhiều tuổi, các bộ phận trong cơ thể dần lão hóa và ngày một yếu đi. Đặc biệt là hệ thống cơ xương khớp, ít đàn hồi và dễ tổn thương, thoái hóa. Gãy xương ở người lớn tuổi là một tình trạng phổ biến, chỉ cần một lực tác động vừa phải cũng dẫn tới rạn nứt, thậm chí là gãy nhiều xương cùng lúc. 

Vì sao người lớn tuổi dễ bị gãy xương?

Càng lớn tuổi, vi chất tích lũy trong cơ thể ngày một suy giảm do sự thiếu hụt hormone mà lại bù đắp rất hạn chế. Vì thế, hệ thống xương, vỏ xương, khớp, gân, bao khớp và dịch khớp cũng dần suy giảm, dẫn đến thoái hóa. Thoái hóa do thiếu hoặc giảm dần protein, canxi, collagen và lượng máu khiến hệ thống xương khớp suy giảm. Do đó, chỉ cần một lực tác động hơi mạnh vào hệ thống có thể gây gãy xương.

Gãy xương là tình trạng xương bị tác động bởi một lực mạnh, dẫn tới nứt, rạn hoặc gãy. Đặc biệt là người cao tuổi, tính chất xương giòn nên khả năng gãy cao hơn người trẻ. Một lần bị ngã, người cao tuổi có thể gãy ngón tay, bàn tay và có thể cùng lúc gãy 2 xương cẳng tay do phản xạ dùng tay để chống đỡ.

/uploads/1743581833-nguoi-lon-tuoi-thieu-hut-canxi-de-gay-xuong-loang-xuong.jpg

Người lớn tuổi thiếu hụt canxi rất dễ gãy xương, loãng xương

Gãy xương nào nguy hiểm nhất?

Người cao tuổi bị trượt ngã dễ gãy xương bánh chè, xương cẳng chân hoặc xương bàn chân, xương đùi, xương chậu. Hay gặp nhất là gãy cổ xương đùi. Đây là một loại bệnh gây phức tạp khi điều trị, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu không phát hiện và chữa kịp thời.

Chỗ yếu của cổ xương đùi là nơi tiếp nối giữa chỏm xương đùi và thân xương đùi. Bộ phận này dễ bị gãy nếu có lực tác động mạnh.  Tuy vậy, với người cao tuổi thì khi chỉ ngã ngồi cũng có thể làm xương gãy do ở độ tuổi này xương đã loãng. Ngoài ra, xương hông, xương cột sống và xương cổ tay cũng là những vị trí dễ gãy khi đã bước đến tuổi trung niên.

Biến chứng nguy hiểm của gãy xương:

  • Mất khả năng vận động
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu do nằm lâu, máu lưu thông kém
  • Viêm phổi, loét do tì đè bởi ít vận động sau gãy xương
  • Đau mãn tính, dễ bị trầm cảm, suy giảm chất lượng cuộc sống

/uploads/1743581833-gay-xuong-o-nguoi-lon-tuoi-gay-ra-nhieu-bien-chung-nguy-hiem.jpg

Gãy xương ở người lớn tuổi gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Phòng ngừa gãy xương ở người lớn tuổi như thế nào?

  • Bổ sung canxi, vitamin D để duy trì mật độ xương
  • Kiểm tra thị lực, sinh hoạt và đi lại ở những nơi bằng phẳng, ít chướng ngại vật để giảm nguy cơ té ngã
  • Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga nhằm duy trì sự linh hoạt
  • Tránh làm việc nặng, tránh tác động lực lớn lên xương, chỉ nên làm những hoạt động như bê đồ nhẹ, bê sách
  • Giường ngủ không nên quá cao để lúc đi ngủ hoặc thức dậy dễ dàng hơn
  • Nền nhà tắm khô thoáng, lát gạch chống trơn
  • Ăn nhiều rau xanh, sữa, tôm, cua, trứng, …

/uploads/1743581832-bo-sung-khoang-chat-va-dinh-duong-cho-xuong-chac-khoe.jpg

Bổ sung khoáng chất và chất dinh dưỡng cho xương thêm khỏe khi lớn tuổi

Bên cạnh việc phòng ngừa cho người lớn tuổi thì người thân cũng cần quan tâm đến những vấn đề sau:

  • Nhà nhiều tầng mà có người lớn tuổi ở thì nên để người lớn ở tầng trệt sinh hoạt và nghỉ ngơi
  • Bậc thang, bậc thềm không thiết kế quá cao và dễ quan sát. Ở những góc tối cần trang bị đèn chiếu sáng
  • Khi người già bị ngã hoặc chấn thương thì cần cho đi chụp X-quang để kiểm tra. Tuyệt đối không tự điều trị ở nhà như bó thuốc.
  • Khi bác sĩ đã chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị thì nên hỗ trợ và giúp bệnh nhân thực hiện theo phác đồ của bác sĩ.

Gãy xương ở người lớn tuổi rất dễ gặp, khi cấu trúc xương đã yếu dần và dễ bị tác động. Việc điều trị cũng không đem đến kết quả tốt như người trẻ tuổi. Vì thế, việc phòng ngừa và bảo vệ xương là điều cần thiết. Phòng khám La Văn Lường với hơn 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đông y mang đến dịch vụ khám chữa bệnh cơ xương khớp hiệu quả nhất. Liên hệ đặt lịch khám qua Hotline 0907 567 567 hoặc tham khảo thêm thông tin tại website https://phongkhamlavanluong.vn/ 

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM

Số ĐT: 0907 567 567

Email: pklavanluong@gmail.com

Website: https://phongkhamlavanluong.vn

Giờ làm việc

+ Thứ 2 – Chủ nhật: 

Sáng: Liên hệ đặt lịch hẹn giờ khám bệnh (0907567567 - Bác sĩ Quân)

Chiều: 15:30 - 19:00

0907567567