• 0898 12 14 16 - 0907 567 567
  • pklavanluong@gmail.com
  • 09 Nguyễn Huy Lượng P14 Quận Bình Thạnh TPHCM
  • Sáng:(8H00 - 12H00) - Chiều:(15h-19h30)

Tập đi với gậy, nạng, khung tập đi như thế nào mới đúng?

Tập đi với gậy, nạng và khung tập đi giúp người bệnh đi lại một cách dễ dàng hơn, không cần người hỗ trợ. Mỗi dụng cụ đem đến công dụng khác nhau, phù hợp cho từng kiểu chấn thương, bệnh lý. Bài viết sau cung cấp thông tin về vai trò và cách sử dụng gậy, nạng, khung chuẩn nhất.

Vai trò của gậy, nạng, khung đối với người bệnh

Gậy, nạng và khung là những dụng cụ hỗ trợ người bệnh di chuyển một cách thuận tiện và dễ dàng hơn. Đối với những người bị đột quỵ, chấn thương ở chân hoặc phẫu thuật thì cần sự hỗ trợ để đi lại một cách thăng bằng và an toàn hơn.

Nạng sử dụng trong trường hợp vùng chân của bạn chưa chịu được sức nặng của cơ thể. Sau khi gặp chấn thương cần bó bột hoặc phẫu thuật ở vùng chân và đang trong quá trình phục hồi thì bạn cần tới nạng để đi lại.

Gậy có ích lợi khi bạn gặp một vấn đề nào đó khiến cơ thể mất cân bằng, đi không vững. Hoặc người bệnh gặp một chấn thương khiến chức năng ở vùng chân bị suy yếu. Riêng người lớn tuổi thì việc dùng một cây gậy giúp đi đứng an toàn và thoải mái hơn, không cần sự hỗ trợ từ người khác.

Khung tập đi mang tới sự thăng bằng. Dụng cụ này có khả năng hỗ trợ bạn đi đứng tốt hơn so với việc sử dụng nạng hay gậy. Nếu người bệnh vừa làm phẫu thuật thay khớp háng, thay khớp gối hoặc gặp vấn đề nghiêm trọng nào khác thì khung tập đi sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất. Khung có 4 điểm tựa để giữ thăng bằng, nâng đỡ một phần hoặc toàn bộ sức nặng cơ thể khi bạn bước đi.

/uploads/1658240087-tap-di-voi-gay-nang-khung-tap-di-01.jpg

Tập đi với gậy, nạng, khung tập đi giúp người bệnh đi lại dễ dàng hơn

Những điểm cần lưu ý trước khi tập đi với gậy, nạng, khung tập đi

Trước lúc tiến hành tập đi, bạn cần thực hiện một số thay đổi nhỏ để tránh trượt ngã, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng các dụng cụ hỗ trợ:

  • Không để dây điện, thảm hoặc vật gây trơn ngã ở sàn nhà.
  • Đồ đạc sắp xếp gọn gàng để có lối đi thông thoáng
  • Không để đồ đạc bừa bãi ở khu vực cầu thang.
  • Tập đi ở những nơi đủ ánh sáng, phòng tắm dùng thêm thảm chống trượt, thanh viên và lắp đặt bồn cầu loại cao.

Hướng dẫn tập đi với gậy, nạng, khung tập đi

Tập đi với nạng

Tư thế đúng khi sử dụng nạng là người bệnh đứng thẳng, đặt nạng vào bên hông với phần trên cùng nạng cách hõm nách từ 3 - 4 cm.

Tay nắm của nạng ở ngang mức trên khớp háng để khi cầm nạng thì phần khuỷu tay gấp nhẹ được. Bệnh nhân dùng tay để nâng đỡ cơ thể, không nên tì nạng vào nách quá nhiều trong một thời gian dài. Như thế dễ làm tổn thương dây thần kinh và mạch máu vùng nách. 

Trong quá trình đi, bạn cần nghiêng người dồn lên phía trước một chút, hai nạng đặt lên trước. Tiếp đến, từ từ bước chân đau nhưng dồn trọng lượng vào nạng và phía chân đau của chỗ tay nắm. Người bệnh di chuyển thân mình về phía trước, phần giữa hai nạng rồi bước chân lành ra để đi. Lúc chân lành đã tiếp đất thì tiếp tục đưa nạng ra phần trước mặt. Lúc tập đi với nạng thì không được nhìn xuống chân.

Dùng gậy tập đi

Bệnh nhân chọn loại gậy tập đi với đầu trên của gậy cao bằng nếp gấp cổ tay khi người ở trong tư thế đứng thẳng. Tay cầm gậy là tay đối diện với phần chân yếu hoặc gặp vấn đề. Lúc cầm gậy thì phần khuỷu tay gấp nhẹ.

Khi sử dụng, gậy và chân đau cùng di chuyển và tiếp đất. Đầu tiên, người tập đưa gây ra một khoảng một bước tiến, tiếp đến bạn bước lên bằng chân đau. Kế đến là bước đi bằng chân lành. 

Khi bước lên cầu thang, một tay nắm vào thành cầu thang, tay kia cầm gậy cùng bên với chân đau. Phần chân lành bước lên trước, còn chân đau bước ở đằng sau. Còn khi xuống cầu thang, bạn lấy gậy làm điểm tựa ở phía trước, tiếp đến là chân đau và cuối cùng là chân lành.

/uploads/1658240087-tap-di-voi-gay-nang-khung-tap-di-02.jpg

Lựa chọn gậy tập đi phù hợp với chiều cao của cơ thể

Cách dùng khung tập đi

Bạn đặt phần khung ở trước người một bước chân, đảm bảo các chân của khung đều được tiếp đất. Người tập dùng hay tay nắm lấy khung rồi từ từ bước chân, di chuyển người vào khung. Bước đầu tiên gót chân chạm đất trước, kế đến là bàn chân và các ngón chân. Bạn nâng đầu ngón chân lên, không để chạm đất và đi từng bước chậm.

/uploads/1658240087-tap-di-voi-gay-nang-khung-tap-di-03.jpg

Hướng dẫn sử dụng khung tập đi chi tiết cho người bệnh

Khi ngồi, bạn dịch chuyển người ra sau rồi đến lúc chân chạm ghế thì mới từ từ ngồi xuống. Lúc đứng lên thì phần tay cầm lấy khung, sử dụng chân lành và dựa vào lựa đôi tay để đưa người đứng thẳng. Hãy kiểm tra chắc chắn toàn bộ khung tập đi và phần cao su bọc trên tay cầm. Bộ phận này phải chắc chắn và nguyên vẹn, tránh trơn trượt lúc tập đi gây nguy hiểm. Khung tập đi chỉ sử dụng khi đi thang máy, tuyệt đối không dùng cầu thang bộ hoặc thang cuốn.

Trên đây là những hướng dẫn về cách tập đi với gậy, nạng, khung tập đi chi tiết nhất để bạn đọc tham khảo. Việc sử dụng dụng cụ hỗ trợ đi lại khi xảy ra chấn thương hoặc sau phẫu thuật chân giúp quá trình hồi phục nhanh chóng hơn. Liên hệ với phòng khám La Văn Lường qua Hotline 0898 12 14 16 - 0907 567 567 hoặc truy cập website https://phongkhamlavanluong.vn/ để được hỗ trợ bạn nhé.

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM

Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567

Email: pklavanluong@gmail.com

Website: https://phongkhamlavanluong.vn

Giờ làm việc

+ Thứ 2 – Chủ nhật: 15:30 – 19:00

+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.

0907567567