• 0898 12 14 16 - 0907 567 567
  • pklavanluong@gmail.com
  • 09 Nguyễn Huy Lượng P14 Quận Bình Thạnh TPHCM
  • Sáng:(8H00 - 12H00) - Chiều:(15h-19h30)

Lao cột sống có lây không?

Lao cột sống do vi khuẩn lao gây ra, ảnh hưởng đến cột sống và sức khỏe của con người. Bệnh với những biểu hiện rõ rệt từ nhiều nguyên nhân. Vậy lao cột sống có lây không? Mời bạn cùng tham khảo thông tin trong bài viết sau.

Lao cột sống do vi khuẩn lao gây ra, ảnh hưởng đến cột sống và sức khỏe của con người. Bệnh với những biểu hiện rõ rệt từ nhiều nguyên nhân. Vậy lao cột sống có lây không? Mời bạn cùng tham khảo thông tin trong bài viết sau.

Lao cột sống có lây không?

Lao cột sống gây ra bởi vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis. Loại bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống và làm tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Vi khuẩn lao thường lây từ phổi hoặc các bộ phận khác qua đường máu đến cột sống, phá hủy xương, gây viêm nhiễm và dẫn đến biến dạng cột sống. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, vị trí thường gặp nhất là ở cột sống, khớp gối và khớp háng. Tất cả các biến thể của bệnh lao đều có khả năng lây lan cao. Lao cột sống có thể lây cho người khác qua các con đường như không khí hoặc vết thương hở, niêm mạc, trầy xước da.

/uploads/1743583102-lao-cot-song-co-the-lay-qua-khong-khi-100.jpg

Lao cột sống có thể lây qua không khí

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh lao cột sống

Nguyên nhân gây ra bệnh lao cột sống là gì?

Lý do gây lao cột sống liên quan đến sự nhiễm khuẩn bởi trực khuẩn lao cùng với các yếu tố liên quan đến người bệnh như:

  • Lây truyền qua đường hô hấp, hít thở không khí chứa vi khuẩn từ môi trường xung quanh. Đặc biệt là những nơi đông người và xuất hiện người mang mầm bệnh.
  • Hệ thống miễn dịch suy giảm, người nhiễm HIV, người sử dụng chất kích thích hay người mắc các bệnh lý liên quan đến suy giảm miễn dịch. Đây là đối tượng có khả năng dễ nhiễm khuẩn và phát triển bệnh lao cao hơn người bình thường.
  • Môi trường độ ẩm cao, ít ánh sáng và nhiệt độ thấp. Qua đó tạo điều kiện lý tưởng để trực khuẩn lao sống sót và phát triển.

/uploads/1743583101-dieu-tri-lao-cot-song-ngay-khi-phat-hien-de-dat-ket-qua-tot-nhat-100.jpg

Điều trị lao cột sống ngay khi phát hiện để đạt kết quả tốt nhất

Biểu hiện của lao cột sống

Giai đoạn khởi phát: Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của lao cột sống là đau và vận động bị hạn chế ở khu vực cột sống và xung quanh. Giai đoạn này kéo dài trung bình từ 4 - 11 tháng.

Giai đoạn toàn phát

  • Đau cột sống
  • Cột sống lồi ra phía sau
  • Áp xe cạnh sống
  • Hội chứng chèn ép tủy sống: Người bệnh thấy đau khi ấn vào mỏm gai hoặc cơ cạnh sống. Dưới sự chèn ép trực tiếp vào sừng trước tủy sống hoặc rễ vận động gây ra tình trạng liệt hai chi dưới. Tùy theo vị trí tổn thương mà triệu chứng gặp phải khác nhau.

Kèm theo đó là sự tổn thương ở thắt lưng cao và vùng ngực. Tổn thương vùng thắt lưng thấp gây ra hội chứng đuôi ngựa. Người bệnh bị liệt ở giai đoạn đầu nhưng chưa có tổn thương tại tủy sống nên có thể phục hồi được nếu được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Dấu hiệu toàn thân

Ngoài những dấu hiệu riêng biệt, lao cột sống còn khiến người bệnh gặp các vấn đề như: Sốt nhẹ vào buổi chiều, sụt cân, kém ăn và suy nhược. Cơ thể có thể bị loét do nằm lâu, các bộ phận như phổi, hạch hoặc màng dễ tổn thương.

Lao cột sống nếu không được phát hiện và điều trị dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như ảnh hưởng tới vận động. Người bệnh cảm thấy khó chịu và đau nhức khi thay đổi tư thế, nhất là lúc cuối hoặc ngừa người; biến dạng cột sống, áp xe lao cột sống, thoái hóa cột sống. Một số trường hợp nặng hơn sẽ bị thoái hóa cột sống, rối loạn đại tiểu tiện, thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, bệnh này còn làm mất khả năng vận động dẫn đến tàn phế, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng. 

Thăm khám và điều trị lao cột sống

Khi nhận thấy người có dấu hiệu lao cột sống cần tiến hành cách ly và đưa tới bệnh viện để thăm khám và điều trị. Bên cạnh đó, những người tiếp xúc với bệnh nhân cũng cần phải chụp X-quang phổi để phát hiện bệnh sớm, ngăn chặn nguy cơ lây lan bệnh. Bệnh lao cột sống có thể lây từ mẹ sang con nếu trong quá trình mang thai mẹ bị nhiễm bệnh. Để phòng chống căn bệnh này, bạn cần duy trì lối sống khỏe mạnh, ăn uống khoa học. Hạn chế dùng đồ uống có cồn, bổ sung chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch.

/uploads/1743583101-dieu-tri-lao-cot-song-100.jpg

Điều trị lao cột sống

Bệnh lao cột sống sẽ được khám lâm sàng, xét nghiệm công thức máu và chụp X-quang, CT, MRI. Trong trường hợp chưa tìm ra, bác sĩ có thể tiến hành nuôi cấy vi khuẩn hoặc xét nghiệm Mantoux để sàng lọc bệnh lao. Ở giai đoạn sớm của lao cột sống, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, bất động cột sống là có thể khỏi hoàn toàn. Đối với bệnh nhân nặng hơn sẽ được hỗ trợ máng bột, tập vận động và xoa bóp tay chân để tránh cứng khớp hoặc teo cơ. Một số trường hợp nặng, bác sĩ chỉ định phẫu thuật loại bỏ đốt sống để điều trị. Cùng với đó là sử dụng thuốc, kèm theo vitamin và tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể.

Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh lao cột sống để bạn đọc tham khảo. Phòng khám La Văn Lường với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đông y, kết hợp cùng Tây y hiện đại giúp bệnh nhân điều trị nhanh chóng và hiệu quả nhất. Liên hệ đặt lịch khám qua Hotline 0907 567 567 hoặc tham khảo thông tin tại website https://phongkhamlavanluong.vn/

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM

Số ĐT: 0907 567 567

Email: pklavanluong@gmail.com

Website: https://phongkhamlavanluong.vn

Giờ làm việc

+ Thứ 2 – Chủ nhật: 

Sáng: Liên hệ đặt lịch hẹn giờ khám bệnh (0907567567 - Bác sĩ Quân)

Chiều: 15:30 - 19:00

0907567567