Xương sên tuy là một bộ phận nhỏ của bàn chân nhưng lại hỗ trợ nhiều trong việc nâng đỡ và chịu áp lực từ cơ thể. Gãy xương sên gây đau nhức, sưng viêm và dễ biến chứng nếu bệnh trở nên nặng. Vậy làm thế nào để hạn chế được tình trạng này?
Gãy xương sên có nguy hiểm không?
Xương sên là một xương nhỏ ở vùng cổ bàn chân. Bộ phận này nằm giữ đầu dưới xương chày, cẳng chân và xương gót. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể ở vùng bàn chân. Khi gãy, mạch máu nuôi xương dễ bị tổn thương dẫn tới tình trạng chậm liền, thậm chí là tiêu xương. Tuy không gây nguy hiểm nhưng lại làm ảnh hưởng tới việc đi lại và sinh hoạt. Vì thế, người bệnh cần đến phòng khám, bệnh viện để điều trị kịp thời khi xương sên bị gãy.
Gãy xương sên gây ảnh hưởng tới việc đi lại và sinh hoạt của người bệnh
Gãy xương sên hình thành do các nguyên nhân như:
- Ngã từ trên cao xuống, chống chân mạnh khiến lực tác động đột ngột vào gót chân
- Tai nạn giao thông, tai nạn lao động
- Ngoại lực tác động mạnh và đột ngột vào vùng cổ chân
- Tuổi tác cao, xương giòn dễ bị gãy khi vận động
Có 3 kiểu gãy xương sên thường gặp:
- Kiểu 1: Gãy cổ xương sên không di lệch
- Kiểu 2: Gãy di lệch trật 1 phần hoặc hoàn toàn. Khớp chày sên, khớp sên gót bình thường
- Kiểu 3: Phần thân xương sên bị trật ra ngoài khỏi khớp chày sên, sên gót
Hạn chế sưng viêm khi điều trị gãy xương sên
Sau khi điều trị, xương sên sẽ phục hồi từ 3 - 4 tuần (Đối với người trẻ khỏe). Kể từ 15 ngày từ lúc gãy xương thì người bệnh nên hạn chế đi lại. Vì hệ thần kinh - mạch màu xung quanh khu vực gãy không được lưu thông tốt như trước. Hơn nữa, chân còn phải chịu sức nặng từ cơ thể đè lên khiến bộ phận này bị sưng nề nhiều khi đi lại.
Hạn chế đi lại khi bị gãy xương sên
Tình trạng sưng viêm sẽ nặng hơn khi người bệnh đi nhiều, đứng lâu và tăng dần vào cuối ngày. Kèm theo đó là hiện tượng nóng đỏ. Tuy nhiên, chúng lại giảm khi được xoa bóp và kê chân cao. Nếu không giảm bớt viêm đau, bệnh dần nặng hơn.
Cho nên, người bệnh hạn chế tối đa đi đứng ở giai đoạn này. Khi ngồi hoặc ngủ cần kê chân cao. Ngoài ra, bạn có thể mua vớ áp lực để đeo, kết hợp xoa bóp để cải thiện.
Phương pháp điều trị xương sên bị gãy
Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách chụp X – quang hoặc MRI. Bệnh nhân cần nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để xương nhanh lành và bình thường trở lại.
1. Điều trị bảo tồn
Trường hợp xương sên gãy ít, thành từng mẻ, bác sĩ sẽ tiến hành nắn và cố định để xương nhanh lành và hạn chế ảnh hưởng từ hoạt động hằng ngày của người bệnh. Nếu phát hiện ra mảnh vỡ nhỏ thì nên lấy bỏ đi.
Bó bột hoặc nắn chỉnh trong trường hợp gãy xương sên ít di lệch
2. Phẫu thuật
Khi gãy xương sên hoàn toàn, phẫu thuật là giải pháp hiệu quả. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, độ tuổi và khả năng hồi phục mà bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Một số cách xử lý khi gặp biến chứng từ gãy xương sên
- Xương chậm liền hoặc không liền: Người bệnh nên mổ ghép xương tự thân
- Nhiễm trùng, da bị hoại tử: Cắt lọc sạch che kín khớp bằng vạt tổ chức lân cận hay vạt tổ chức có cuống mạch nuôi
- Can lệch: Nên phá can, kết hợp lại xương và ghép xương tự thân
Trước và sau khi điều trị gãy xương sên, người bệnh không nên đi lại nhiều. Việc vận động mạnh sẽ làm cổ chân bên tổn thương nặng. Cùng với đó là kết hợp với chế độ ăn hợp lý. Đặc biệt là bổ sung thực phẩm giàu canxi như cá, tôm, rau xanh, các loại đậu...Các loại vitamin cũng là thứ tăng cường dinh dưỡng cho vùng xương bị tổn thương.
Điều trị gãy xương sên giúp người bệnh không còn những cơn đau nhức, sưng viêm. Phòng khám cơ xương khớp La Văn Lường chuyên khám, điều trị bằng Đông và Tây y. Đặt lịch khám ngay hôm nay qua Hotline 0898 12 14 16 - 0907 567 567 hoặc truy cập vào website https://phongkhamlavanluong.vn/.
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM
Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567
Email: pklavanluong@gmail.com
Website: https://phongkhamlavanluong.vn
Giờ làm việc
+ Thứ 2 – Chủ nhật: 15:30 - 19:00
+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.