• 0898 12 14 16 - 0907 567 567
  • pklavanluong@gmail.com
  • 09 Nguyễn Huy Lượng P14 Quận Bình Thạnh TPHCM
  • Sáng:(8H00 - 12H00) - Chiều:(15h-19h30)

Viêm gân asin từ những nguyên nhân không ngờ đến

Gót chân là phần chịu nhiều áp lực và sức ép nhất từ cơ thể nên chúng rất dễ tổn thương khi lực mạnh tác động vào. Viêm gân asin là tình trạng sưng đau phần gót, kèm theo nhiều triệu chứng khác. Những thói quen trong làm việc và chơi thể thao là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này. 

Những nguyên nhân gây nên viêm gân asin

1. Chơi thể dục, thể thao thường xuyên

Tập luyện thể dục thể thao là một hoạt động giúp con người khỏe mạnh về thể chất và phát triển trí óc. Tuy nhiên, việc chơi thể thao thường xuyên làm cho gót chân của bạn hoạt động quá mức. Các chuyển động như chạy, nhảy lặp đi lặp lại liên tục sẽ tăng áp lực lên bàn chân, đặc biệt là phần gót. Vì thế, tập luyện không đúng cách làm tăng nguy cơ viêm gân asin.

Bên cạnh đó, người làm việc tại công trường, làm vườn cũng rất dễ mắc bệnh lý này. Do đó, bạn cần chú ý tới các biện pháp bảo vệ gót chân khi chơi thể thao và làm việc.

Không những thế, nếu bạn không khởi động kỹ hoặc thay đổi chương trình tập luyện đột ngột, cơ thể không kịp thích nghi thì rất dễ gây chấn thương. Ngoài ra, viêm gân asin còn được hình thành do các lỗi khi chơi thể thao như chạy trên mặt đất gồ ghề, chạy lên dốc nhiều lần hoặc tăng khoảng cách chạy đột ngột.

/uploads/1567521438-viem-gan-asin-01.png

Hoạt động thể thao không đúng cách dễ gây viêm gân asin

2. Mang giày không vừa chân

Mang giày không vừa chân không chỉ làm bạn khó chịu mà còn tăng khả năng chấn thương khu vực gót. Bên cạnh đó, các đôi giày dép không hỗ trợ nâng đỡ hoặc làm êm gót chân cũng khiến bạn dễ viêm gân asin

3. Tuổi tác, giới tính

Tuổi càng cao thì cơ thể càng lão hóa và lượng máu truyền tới gót chân và các bộ phận khác giảm dần. Lúc này, sự linh hoạt của gân gót chân cũng giảm theo và làm tăng nguy cơ tổn thương. Những người ngoài 30 là đối tượng dễ bị viêm gân asin nhất, đặc biệt là ở nam giới.

4. Hình dạng bàn chân

Hình dạng bàn chân cũng là một trong những yếu tố gây nên chấn thương gót chân. Người có bàn chân phẳng, lòng bàn chân không có vòm thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn, do sức nặng đè lên gót chân lớn hơn. 

Dấu hiệu nhận biết viêm gân asin

- Đau nhức, sưng phù ở phần gót chân, đau dữ dội khi ấn vào

- Thi thoảng phát ra tiếng kêu rắc rắc ở phần gót chân

- Xoay cổ chân, đi lại hoặc đứng gặp nhiều khó khăn

- Đau nhiều khi vận động mạnh hay đột ngột, đau tăng vào ban đêm và sáng sớm lúc mới ngủ dậy

- Đau dai dẳng ở thể mãn tính, mỗi lần đau kéo dài hàng giờ liền.

/uploads/1567521439-viem-gan-asin-02.png

Viêm gân asin khiến chân đau nhức, sưng và khó đi lại

Các phương pháp điều trị viêm gân asin

1. Chườm đá

Chườm đá lên phần gót chân để giảm sưng và cơ đau cấp tính. Lưu ý là không để đá tiếp xúc trực tiếp lên da mà sử dụng khăn mềm. Mỗi lần chườm kéo dài tầm 20 phút và có thể lặp đi lặp lại cả ngày.

/uploads/1567521439-viem-gan-asin-03.png

Chườm đá giúp giảm sưng và đau gân asin nhanh chóng

2. Nghỉ ngơi

Làm việc hoặc chơi thể thao liên tục khiến tình trạng viêm chân asin thêm nặng. Lúc này, bạn nên nghỉ ngơi, giảm hay thậm chí là bỏ hẳn những động tác gây tác động trực tiếp lên phần gót chân. Hoặc bạn có thể chuyển qua bơi, đạp xe cũng là cách duy trì tập luyện sức khỏe mà không tạo nhiều lực lên phần gót.

3. Sử dụng các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid

Miếng dán Salonpas (Chứa ASA giảm đau) hoặc Ibuprofen 400g, Mobic 7.5mg, Voltaren 50mg...hoặc chữa trị bằng phương pháp Đông y gia truyền. 

Trường hợp dùng thuốc trong thời gian dài thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Những loại thuốc trên cũng có các tác dụng phụ và kích ứng dạ dày ở những mức độ khác nhau.

4. Tiêm corticoid

Corticoid là thuốc giảm viêm và đau siêu mạnh, tiêm trực tiếp vào vùng quanh gót. Đi kèm theo là các tác dụng phụ như loãng xương, tăng huyết áp, suy thượng thận, chảy máu dạ dày, nhiễm khuẩn lúc tiêm). Vì thế, thuốc chỉ dùng khi có chỉ định và thực hiện từ bác sĩ chuyên khoa.

5. Phẫu thuật

Viêm gân asin ngày càng trầm trọng và các phương pháp trên không thể dứt điểm được cơn đau thì phẫu thuật là giải pháp tốt nhất. Dựa vào chẩn đoán tình trạng mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Viêm gân asin có thể hình thành bởi những thói quen và cách làm việc sai phương pháp của mọi người. Do vậy, hãy tới phòng khám ngay khi thấy những dấu hiệu đau nhức nhé. Phòng khám La Văn Lường chuyên điều trị cơ – xương – khớp bằng Đông và Tây y kết hợp sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt hơn. Để đặt lịch khám nhanh, xin vui lòng liên hệ qua Hotline 0898 12 14 16 - 0907 567 567 hoặc website https://phongkhamlavanluong.vn/ .

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM

Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567

Email: pklavanluong@gmail.com

Website: https://phongkhamlavanluong.vn

Giờ làm việc

+ Thứ 2 – Chủ nhật: 15:30 - 19:00

+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.

0907567567