• 0898 12 14 16 - 0907 567 567
  • pklavanluong@gmail.com
  • 09 Nguyễn Huy Lượng P14 Quận Bình Thạnh TPHCM
  • Sáng:(8H00 - 12H00) - Chiều:(15h-19h30)

Vật lý trị liệu tổn thương thần kinh giữa trong trường hợp nào?

Dây thần kinh giữa đi qua ống cổ tay, chi phí hoạt động gấp cổ tay, ngón tay và sấp bàn tay, cẳng tay. Vật lý trị liệu tổn thương thần kinh giữa thường áp dụng cho bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay. Vậy quá trình phát hiện và điều trị bệnh này như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu thêm trong bài viết.

Biểu hiện của cơ thể khi tổn thương thần kinh giữa

Thần kinh giữa phân bố ở trên người và một số động vật. Đồng thời là dây thần kinh duy nhất đi qua ống cổ tay. Dây thần kinh xuất phát từ sợi bó ngoài và bó trong của đám rối cánh tay. Sau đó đi qua phần trước cánh tay, bàn tay và cẳng tay. Cuối cùng là đến các sợi thần kinh chi phối cơ bàn tay.

Thần kinh giữa nằm ở vị trí trung tâm các cơ gấp chung của ngón nông và ngón sâu. Chúng giữ nhiệm vụ chi phối động tác gấp cổ tay và ngón tay, sấp cẳng tay và bàn. Do chứa hỗn hợp nhiều sợi giao cảm nên khi dây thần kinh giữa bị tổn thương, bệnh nhân thường có cảm giác đau cháy ở bàn tay.

/uploads/1693021220-vat-ly-tri-lieu-ton-thuong-than-kinh-giua-01.png

Tổn thương dây thần kinh giữa ở ống cổ tay

Đa phần nguyên nhân của tình trạng này liên quan đến hội chứng ống cổ tay. Đây là loại bệnh lý gây chèn ép thần kinh ngoại biên, thường gặp ở những người làm việc đòi hỏi vận động cổ tay nhiều. Ngoài ra, người lớn tuổi, người mắc các bệnh béo phì, suy thận, tiểu đường, loãng xương,...cũng là đối tượng dễ mắc căn bệnh này.

/uploads/1693021220-vat-ly-tri-lieu-ton-thuong-than-kinh-giua-02.png

Tổn thương thần kinh giữa liên quan chủ yếu đến hội chứng ống cổ tay

Vật lý trị liệu tổn thương thần kinh giữa như thế nào?

Người bị hội chứng ống cổ tay được khuyến nghị điều trị bảo tồn khi phát hiện sớm. Người bệnh cần mang máng đỡ cổ tay, luôn giữ cơ thể ở vị trí trung tính và mang theo cả lúc đi ngủ, khi làm những hoạt động cần vận động cổ tay nhiều. Ngoài ra, thuốc giảm đau chống viêm đường ống cũng cần sử dụng. Thông thường, bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay cần điều trị bảo tồn trong 4-6 tuần điều trị và duy trì thêm 2 tháng nữa.

Phương án tiêm steroid vào ống cổ tay được đề xuất khi bệnh nhân không đáp ứng điều kiện điều trị bảo tồn và máng nẹp cổ tay. Thường thì các triệu chứng sẽ giảm sau mũi tiêm thứ nhất, một số trường hợp cho phép tiêm đến 3 mũi, mỗi mũi cách nhau từ 3-6 tuần. Ngoài ra, bệnh nhân cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, thay đổi tư thế thường xuyên để không làm tình trạng bệnh thêm nặng.

Quy trình vật lý trị liệu tổn thương thần kinh giữa:

  • Tuần 1: Tập ngay sau khi mổ, gấp duỗi tối đa các ngón tay và duỗi, gấp cổ tay nhẹ nhàng. Đồng thời mang nẹp cổ tay hỗ trợ thêm.
  • Tuần 2: Cắt chỉ, chăm sóc sẹo mổ. Lúc này, người bệnh tiến hành tập mạnh cơ, thực hiện các động tác trong sinh hoạt hằng ngày.
  • Tuần 3 và 4: Tập mạnh cơ và quay trở lại làm việc

/uploads/1693021221-vat-ly-tri-lieu-ton-thuong-than-kinh-giua-03.png

Tổn thương thần kinh giữa chủ yếu điều trị bằng phương pháp bảo tồn

Phục hồi tổn thương thần kinh giữa từ vết thương cẳng tay, vùng cánh tay

1. Giai đoạn cấp: Sau khi chấn thương hoặc phẫu thuật

- Cố định phần bị tổn thương: Dựa vào tình trạng tổn thương và phương pháp phẫu thuật mà bác sĩ điều trị cho người bệnh.

- Hướng dẫn vận động với tần suất và cường độ tập tùy vào mức độ tổn thương và phục hồi của từng bệnh nhân

- Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân bảo vệ cho vùng thương tổn, nhất là giai đoạn sau phẫu thuật nối thần kinh. Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh những tác nhân gây tổn thương đến vùng chi khi bị mất cảm giác.

2. Giai đoạn hồi phục: Khi có dấu hiệu tái chi phối thần kinh

- Tập mạnh cơ theo chương trình tăng tiến từ bác sĩ điều trị

- Quá trình tái chi phối thần kinh xuất hiện tình trạng tăng cảm giác. Người bệnh cần tiếp xúc với các vật làm từ nhiều chất liệu khác nhau để giảm tình trạng trên.

- Bệnh nhân học cách nhận biết đồ vật khi sờ

3. Giai đoạn mãn tính: 

Quá trình tái chi phối thần kinh đã đạt ở mức cao nhất. Một số chức năng vận động và cảm giác ở người bệnh không thể phục hồi thêm được nữa.

Nếu bạn có những dấu hiệu trên, vui lòng đến phòng khám La Văn Lường để được tư vấn và vật lý trị liệu tổn thương thần kinh giữa. Phát hiện bệnh và xử lý sớm sẽ tránh được biến chứng nghiêm trọng về sau này. Chi tiết vui lòng liên hệ Hotline 12 14 16 - 0907 567 567 hoặc truy cập vào website https://phongkhamlavanluong.vn/ 

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM

Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567

Email: pklavanluong@gmail.com

Website: https://phongkhamlavanluong.vn

Giờ làm việc

+ Thứ 2 – Chủ nhật: 15:30 – 19:00

+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.

0907567567