• 0898 12 14 16 - 0907 567 567
  • pklavanluong@gmail.com
  • 09 Nguyễn Huy Lượng P14 Quận Bình Thạnh TPHCM
  • Sáng:(8H00 - 12H00) - Chiều:(15h-19h30)

Vật lý trị liệu bàn tay rủ từ tổn thương dây thần kinh quay

"Bàn tay rủ cổ cò" là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở bệnh nhân liệt dây thần kinh quay. Khi dây thần kinh tổn thương, nhóm cơ duỗi khuỷu, duỗi cổ tay, ngửa cẳng tay hay duỗi ngón bị yếu liệt. Để tìm hiểu kỹ hơn nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này, vui lòng tham khảo thêm ở bài viết sau.

Nguyên nhân dẫn tới tổn thương thần kinh quay

Dây thần kinh quay được tập hợp bởi sợi thần kinh của rễ C6, C7, C8 và T1. Đây được xem là nhánh tận lớn nhất của đám rối thần kinh ở cánh tay.  Thần kinh quay thực hiện chức năng chi phối vận động cho cơ duỗi và ngửa ở cánh tay, cẳng tay; chi phối cảm giác ở nửa ngoài mu tay, mặt sau cánh tay và cẳng tay. 

/uploads/1693015108-vat-ly-tri-lieu-ban-tay-ru-co-co-01.png

Thần kinh quay chi phối vận động và cảm giác ở cánh tay, cẳng tay

Tổn thương dây thần kinh quay hình thành do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như:

  • Gãy xương humerus, một xương ở cánh tay trên

  • Dùng nạng không đúng cách

  • Cánh tay bị tác động do ngã hoặc va chạm

  • Chèn ép cánh tay trong lúc ngủ

  • Người bị u mỡ, u xơ thần kinh, u tế bào schwann

  • Người làm những nghề thực hiện động tác sấp ngửa cẳng tay liên tục như đánh đàn violon, nhạc trưởng,...

Triệu chứng thường thấy khi tổn thương dây thần kinh quay

  • Cảm giác bất thương hoặc đau nhói ở ngón tay
  • Duỗi thẳng cánh tay khó khăn, có cảm giác đau dẫn tới tê hoặc ngứa ran
  • Không thể mở rộng hoặc duỗi thẳng cổ tay, ngón tay

Tuy nhiên, những dấu hiệu khi tổn thương dây thần kinh quay dẫn tới bàn tay rũ cổ cò không thực sự rõ ràng, dễ nhầm lẫn với loại bệnh khác. Vì thế, người bệnh phải tiến hành xét nghiệm để loại bỏ các nguyên nhân khác. 

Chẳng hạn, bác sĩ tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra lượng đường và vitamin trong máu, chức năng thận hoặc tuyến giáp. Một số trường hợp rất hiếm, bác sĩ yêu cầu sinh thiết thần kinh nhằm xác định rõ nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh.

/uploads/1693015109-vat-ly-tri-lieu-ban-tay-ru-co-co-02.png

Tổn thương thần kinh quay dẫn tới hiện tượng bàn tay rủ cổ cò

Điều trị tổn thương dây thần kinh quay

Điều trị bảo tồn

  • Thuốc chống viêm, thuốc giảm đau giúp vết thương nhanh lành, giảm dần các cơn đau
  • Kem hoặc miếng dán gây mê
  • Tiêm steroid
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc chống động kinh
  • Dùng nẹp để cố định dây thần kinh hỗ trợ quá trình phục hồi dây thần kinh
  • Vật lý trị liệu bàn tay rủ, tăng cường và duy trì sức mạnh cơ bắp nhằm cải thiện chức năng dây thần kinh
  • Mat-xa phá vỡ mô sẹo, giúp dây thần kinh quay phản ứng nhanh hơn

Ở 1 số trường hợp, bác sĩ sử dụng liệu pháp kích thích dây thần kinh xuyên da (TENS) để điều trị tổn thương dây thần kinh. Những điện cực được dính trên da, gần khu vực bị ảnh hưởng, chúng cung cấp dòng điện nhẹ với nhiều tốc độ khác nhau.

/uploads/1693015110-vat-ly-tri-lieu-ban-tay-ru-co-co-03.png

Vật lý trị liệu bàn tay rủ bằng cách tiêm hoặc dùng nẹp cố định

Điều trị phẫu thuật

Trường hợp dây thần kinh quay không bị rách, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bảo tồn trong 3 tháng. Riêng bệnh nhân gặp tình trạng nặng hơn sẽ được yêu cầu làm phẫu thuật để hồi phục nhanh hơn:

  • Dây thần kinh quay bị vướng cần phẫu thuật để giảm áp lực lên dây thần kinh
  • Phẫu thuật loại bỏ khối u lành tính trên dây thần kinh quay

Vật lý trị liệu bàn tay rủ với những bài tập luyện để đưa bàn tay trở về trạng thái bình thường. Đồng thời chấm dứt cơn đau, hồi phục chức năng dây thần kinh quay. Phần lớn người bị chấn thương thần kinh quay sẽ hồi phục trong 3 tháng khi tiến hành điều trị. Nếu phẫu thuật, thời gian hồi phục mất từ 6 đến 12 tháng. 

Tránh gây áp lực lên phần trên cánh tay là cách để ngăn chặn hầu hết tổn thương dây thần kinh quay. Đặc biệt là những chuyển động lặp đi lặp lại hoặc duy trì một tư thế ngồi, ngủ quá lâu. Những người làm công việc đòi hỏi cần có những chuyển động lặp đi lặp lại, hãy bảo vệ mình bằng cách nghỉ ngơi và thay đổi nhiều tư thế khác nhau.

Phòng khám La Văn Lường với hơn 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đông y, kết hợp phương pháp Tây y hiện đại điều trị hiệu quả và an toàn dành cho người bệnh. Để đặt lịch thăm khám và chữa trị, xin vui lòng liên hệ qua Hotline  0898 12 14 16 - 0907 567 567 hoặc truy cập vào website https://phongkhamlavanluong.vn/ 

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM

Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567

Email: pklavanluong@gmail.com

Website: https://phongkhamlavanluong.vn

Giờ làm việc

+ Thứ 2 – Chủ nhật: 15:30 – 19:00

+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.

0907567567