• 0898 12 14 16 - 0907 567 567
  • pklavanluong@gmail.com
  • 09 Nguyễn Huy Lượng P14 Quận Bình Thạnh TPHCM
  • Sáng:(8H00 - 12H00) - Chiều:(15h-19h30)

Trật khớp vai và những dấu hiệu ít ai để ý

Bạn cảm thấy vai mình đau nhức nhiều ngày mà không có dấu hiệu giảm? Phần vai của bạn bị sưng, thâm tím hoặc bị biến dạng? Cánh tay co giật và cơ bắp vai thường xuyên co thắt? Đó chính là những dấu hiệu trật khớp vai mà không phải ai cũng biết. Tham khảo rõ hơn về tình trạng này trong bài viết sau n

Nguyên nhân gây nên tình trạng trật khớp vai

Khớp vai bao gồm 1 xương cánh tay có đầu hình cầu (hay còn gọi là trụ cầu) và rãnh cầu của xương bả vai (hõm chứa) đầu cầu. Đây là bộ phận có khớp di động nhiều nhất trên cơ thể và hỗ trợ thực hiện nhiều hoạt động của chi trên nên rất dễ gặp chấn thương.

Trật khớp vai là hiện tượng dây chằng bị giãn ra trong tình trạng đột ngột khiến hai mặt khớp ở chỏm xương cánh tay bị trật ra khỏi hốc xương. Trật khớp nhiều lần thì các dây chằng sẽ bị đứt khiến hệ thống cố định mất vững. Lúc đó, hệ thống sụn viền và dây chằng bị tổn thương và gây ra các cơn đau khi vận động hoặc sinh hoạt.

/uploads/1566742699-trat-khop-vai-01.jpg

Trật khớp vai khiến hoạt động và di chuyển thường ngày bị ảnh hưởng và gây ra đau đớn cho người bệnh

Bộ phận này dễ bị trật bởi nhiều nguyên nhân như:

- Tai nạn giao thông

- Tai nạn lao động như mang vác nặng trên vai hoặc gánh đồ vật bằng cổ vai gáy

- Vấp ngã khi đang chạy nhảy, nô đùa hoặc ngã từ cầu thang xuống. Nhất là người già khi sinh hoạt hằng ngày và trẻ em khi đang chơi đùa

- Chấn thương lúc tập thể dục thể thao với các môn có tính đối kháng cao như bóng chuyên, vật, khúc côn cầu,...Bên cạnh đó, các môn như xe đạp địa hình, trượt tuyết đổ đèo, patin,...cũng là nguyên nhân làm vai của bạn bị trật khớp.

Triệu chứng trật khớp vai

- Vai và cánh tay sưng và bầm tím

- Đau dữ dội khi người bệnh cố vận động và sinh hoạt

- Cánh tay, bàn tay và ngón tay co giật, tê và yếu

- Khớp giảm khả năng di chuyển

- Cơ bắp vai thường xuyên đau co thắt

- Phần khớp tê yếu, ngứa ran vùng xung quanh chấn thương như cổ, dưới cánh tay.

- Người bệnh không thể cử động được trong trường hợp trật khớp mạnh

- Cánh tay không duỗi thẳng tự nhiên được, thường bị dạng 30 - 40 độ và xoay ra ngoài

- Khả năng di chuyển khớp giảm

- Khu vực khớp bị biến dạng và tổn thương, có thể quan sát bằng mắt thường

Ngoài ra, còn có nhiều loại triệu chứng trật khớp vai khác mà người bệnh không thể bỏ qua hoặc chủ quan. Hãy tới bác sĩ khám ngay khi thấy dấu hiệu bất thường.

Trường hợp không chữa trị trật khớp vai tận gốc và đúng cách sẽ xuất hiện những cơn đau dai dẳng và gây khó khăn trong sinh hoạt cho người bệnh.

/uploads/1566742700-trat-khop-vai-02.jpg

Bạn có thể tự nhận biết mình có trật khớp vai hay không qua những dấu hiệu thường gặp 

Làm gì khi bị trật khớp vai?

Dựa vào các dấu hiệu vừa nêu trên, người bệnh có thể nhận biết được mình bị trật khớp vai hay không. Những việc cần làm sau khi bị trật vai là:

1. Hạn chế cử động và di chuyển

Ngay khi vừa bị chấn thương, bạn không di chuyển hoặc cử động khớp vai để tránh gây đau đớn bởi các động tác đơn giản cũng có thể làm khớp bị tổn thương nặng. Khi đó, cơ, dây chằng, dây thần kinh cùng các mạch máu dễ bị ảnh hưởng hơn so với lúc ban đầu.

2. Tiến hành cố định khớp vai

Sử dụng băng vải cố định khớp vai trong tư thế hiện tại để phần khớp bị tổn thương được nâng đỡ. Người bệnh ít đau và cảm thấy thoải mái hơn.

3. Chườm lạnh

Chườm lạnh giúp làm dịu nhanh cơn đau, đồng thời giảm sưng ở phần trật khớp. Người bệnh có thể dùng đá hoặc nước lạnh bỏ vào túi chườm và đặt lên vùng khớp vai. Không nên áp dụng các phương pháp như bóp muối, chườm nóng, xoa rượu thuốc hoặc mất gấu bởi chúng không mang đến hiệu quả mà ngược lại còn làm dây thần kinh và mạch máu tổn thương hơn.

/uploads/1566742700-trat-khop-vai-03.jpg

Chườm đá hoặc nước lạnh giúp giảm đau nhanh chóng khi bị trật khớp vai

4. Tới trung tâm y tế, phòng khám hoặc bệnh viện để được điều trị

Ngay cả khi cơn đau đã dứt lúc chườm lạnh xong thì bạn vẫn phải tới trung tâm y tế hoặc phòng khám để điều trị. Trật khớp vai không quá nguy hiểm nhưng lại dễ làm ảnh hưởng tới các bộ phận khác, mang tới nhiều khó khăn trong hoạt động thường ngày.

Điều trị trật khớp bằng các phương pháp như nắn lại vai, cố định bằng thanh nẹp, kết hợp dùng thuốc và thực hiện các bài tập phục hồi chức năng. Một điểm bạn cần lưu ý là phải tới các phòng khám uy tín để đem tới kết quả tốt nhất.

5. Chăm sóc sau điều trị

- Uống thuốc và thoa thuốc theo chỉ định của bác sĩ

- Không dùng đơn thuốc bên ngoài khi không có sự đồng ý từ bác sĩ điều trị

- Cử động khớp vai nhẹ nhàng, tránh hoạt động mạnh để khỏi va chạm lên khớp

- Không nên vận động mạnh ngay khi vừa phục hồi

Trên đây là những thông tin về trật khớp vai mà bạn cần biết. Để tìm hiểu thêm về các loại bệnh cơ xương khớp hoặc liên hệ thăm khám và điều trị, bạn có thể tham khảo tại website https://phongkhamlavanluong.vn/

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM

Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567

Email: pklavanluong@gmail.com

Website: https://phongkhamlavanluong.vn

Giờ làm việc

+ Thứ 2 – Chủ nhật: 15:30 - 19:00

+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.

0907567567