• 0898 12 14 16 - 0907 567 567
  • pklavanluong@gmail.com
  • 09 Nguyễn Huy Lượng P14 Quận Bình Thạnh TPHCM
  • Sáng:(8H00 - 12H00) - Chiều:(15h-19h30)

Nhận biết các dấu hiệu của trật khớp bàn tay và cách xử lý

Khớp bàn tay có chức năng quan trọng trong việc tạo liên kết ngón tay, giúp tay cầm, nắm một cách linh hoạt, dễ dàng. Trật khớp bàn tay là loại chấn thương chiếm tỷ lệ khác cao trong số các chấn thương vùng khớp. Nó làm suy giảm chức năng vận động của bàn tay.

Nếu không chữa trị kịp thời có thể gây nên nguy cơ cứng khớp.

Nguyên nhân dẫn đến chấn thương trật khớp bàn tay

Trật khớp bàn tay là loại chấn thương khá phổ biến ở một lứa tuổi, kể cả trẻ em. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chấn thương này, nhưng đa phần là do:

- Chấn thương trong khi chơi các môn thể thao cần sử dụng đến tay như: Bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, tennis, bóng ném,…

- Tai nạn giao thông như khiến ngón tay bị bẻ cong ra ngoài giới hạn kiểm soát của nó.

- Khi bàn tay phải thực hiện các công việc nặng nhọc và không an toàn dẫn đến chấn thương.

- Bệnh nhân làm các công việc văn phòng phải sử dụng bàn tay trong thời gian dài như là đánh máy vi tính, viết bài,… Cộng thêm việc cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết sẽ làm cho các đốt ngón tay bị thoái hóa và dễ gây ra chấn thương.

- Do ăn uống không hợp lý dẫn đến lượng axit trong máu tăng lên, gây ra bệnh gout, khiến ngón tay dễ bị đau và chấn thương.

/uploads/1567604625-trat-khop-ban-tay-01.jpg

Đánh máy tính nhiều dẫn đến chấn thương trật khớp bàn tay

Nhận biết các dấu hiệu của ngón tay/bàn tay khi bị trật khớp

- Khớp bàn tay/ngón tay bị biến dạng, nhô lên hoặc lệch khỏi vị trí ban đầu.

- Xuất hiện các vết sưng, bầm tím xung quanh khớp.

- Bệnh nhân cảm thấy đau bất ngờ và dữ dội sau khi bị chấn thương

- Không thể chuyển động khớp.

- Không có khả năng di chuyển ngón tay, bàn tay.

/uploads/1567604626-trat-khop-ban-tay-02.jpg

Không thể di chuyển ngón tay theo ý muốn khi bị chấn thương trật khớp

Hướng xử lý khi bị trật khớp bàn tay

- Sơ cứu: Ngay sau khi bị trật khớp, bệnh nhân cần hạn chế tối đa việc di chuyển. Tuyệt đối không được tự ý nắn, bẻ ngón tay trở lại vị trí mà cần tiến hành sơ cứu đúng cách như sau: Băng vùng bị trật và cố gắng giữ cho nó bất động. Sau đó chườm đá hoặc bọc ngón tay bị chấn thương trong khăn lạnh để hạn chế đau, sau đó di chuyển đến cơ sở y tế.

- Điều trị: Tùy vào tình trạng chấn thương và tình hình sức khỏe của bệnh nhân mà các bác sĩ có thể tư vấn hướng điều trị thích hợp. 

+ Nắn lại ngón tay: Các bác sĩ sẽ thực hiện nắn xương cùng với nắn khớp để chúng trở lại vị trí ban đầu. 

+ Nẹp ngón tay: Sau khi phần xương được định vị lại, các bác sĩ sẽ nẹp cố định các khớp để giữ ổn định. Sử dụng thanh kẹp để ngăn ngón tay di chuyển và hạn chế các tổn thương bên ngoài. Thời gian nẹp cố định thường kéo dài trong vài tuần tùy thuộc vào vào tình trạng chấn thương.

/uploads/1567604626-trat-khop-ban-tay-03.jpg

Nẹp ngón tay giúp hỗ trợ hồi phục và hạn chế việc di chuyển ngón tay 

+ Băng cố định khớp bàn tay: Tương tự như phương pháp nẹp, các bác sĩ có thể sử dụng băng y tế để băng cố định ngón tay bị trật vào một ngón tay bên cạnh. Phương pháp này giúp hạn chế được những cử động không cần thiết của ngón tay và hỗ trợ việc phục hồi sau chấn thương.

+ Phương pháp phẫu thuật: Đối với một số trường hợp trật khớp bàn tay nghiêm trọng hoặc trật khớp kèm gãy xương thì các bác sĩ sẽ tư vấn lựa chọn phương pháp phẫu thuật.  

- Kết hợp sử dụng thuốc: Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể kết hợp sử dụng thuốc giảm đau, giúp việc chữa trị hiệu quả hơn. Tuy nhiên bệnh nhân không được lạm dụng thuốc mà việc sử dụng phải theo sự chỉ dẫn và có kê toa của các bác sĩ.

- Vật lý trị liệu: Khi ngón tay đã được đưa về vị trí ban đầu, bệnh nhân có thể áp dụng các liệu pháp nhằm đẩy nhanh quá trình hồi phục và ngăn ngừa các biến chứng sau này. Các biện pháp vật lý trị liệu có thể bao gồm: Massage, áp dụng nhiệt để giảm cứng khớp và tăng khả năng vận động của các khớp,…

Việc trì hoãn hoặc tự ý chữa trị có thể dẫn đến mất khả năng vận động của bàn tay và cứng khớp lâu dài. Do đó, ngay khi nhận thấy dấu hiệu và nghi ngờ trật khớp bàn tay thì cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và chữa trị. Phòng khám La Văn Lường - Chuyên chữa trị các bệnh về cơ – xương – khớp một cách an toàn, hiệu quả, không biến chứng. Để đặt lịch khám nhanh chóng, bạn có thể gọi ngay tới Hotline 0898 12 14 16 – 0907 567 567 hoặc truy cập website    https://phongkhamlavanluong.vn/

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TP HCM

Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567

Email: pklavanluong@gmail.com

Website: https://phongkhamlavanluong.vn/

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 – Chủ nhật: 15:30 - 19:00

+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.

0907567567