Trật đả là một thuật ngữ Đông y nói về những chấn thương trên cơ bắp, xương khớp, gân cốt. Vậy loại bệnh này thực chất là gì và có nguy hiểm hay không? Cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây bạn nhé.
Trật đả là một thuật ngữ Đông y nói về những chấn thương trên cơ bắp, xương khớp, gân cốt. Vậy loại bệnh này thực chất là gì và có nguy hiểm hay không? Cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây bạn nhé.
Trật đả là gì?
Trật đả dùng để chỉ những tổn thương cơ học ngoài da như gân cốt, cơ bắp, da hoặc khớp. Những tổn thương gây ra từ va đập, té ngã hoặc bị tác động mạnh. Đây là một trong những dạng tổn thương trong cuộc sống hằng ngày, chia thành nhiều mức độ từ nhẹ (sưng đau, bầm tím) đến nặng (gãy xương, rách cơ, trật khớp).
Phương pháp hồi phục trật đả thông qua việc sử dụng nhiều bài thuốc và cách điều trị để cơ thể bình thường trở lại; chẳng hạn như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt và sử dụng thuốc thảo dược.
Triệu chứng phổ biến của trật đả:
- Những cơn đau âm ỉ hoặc nhức nhối xuất hiện ngay sau khi bị chấn thương
- Khu vực bị tổn thương bị sưng tấy, kèm theo nóng và đau khi chạm vào
- Mạch máu bị tổn thương, máu thoát ra ngoài mô dưới da gây bầm tím
- Khớp hoặc cơ bắp bị ảnh hưởng, gây đau hoặc cử động bị giới hạn
- Trường hợp nặng như trật khớp hoặc gãy xương có thể gây ra biến dạng.
Trật đả - Thuật ngữ Đông y nói về chấn thương cơ học bên ngoài
Nguyên tắc điều trị trật đả trong Đông y
Nguyên tắc điều trị trật đả là lưu thông khí huyết, giảm đau và tiêu viêm, sử dụng nhiều cách thức để cơ thể phục hồi chấn thương nhanh chóng và an toàn. Một số điều mà người bệnh không thể bỏ qua khi gặp trật đả:
- Hoạt huyết, hóa ứ: Lưu thông máu, tan máu bầm và giảm sưng đau. Các bài thuốc hoặc xoa bóp, đắp thuốc và giác hơi được áp dụng.
- Giảm đau, tiêu viêm bằng cách sử dụng những loại thảo dược có tính chất kháng viêm tự nhiên
- Cố định và phục hồi bằng cách cố định vị trí, kết hợp điều trị Đông y để phục hồi nhanh. Cách này áp dụng cho những loại tổn thương nặng như gãy xương, trật khớp.
Việc nắm nguyên tắc giúp người bệnh giảm đau tốt, phục hồi nhanh chóng và không để lại biến chứng nguy hiểm. Đồng thời quay trở lại cuộc sống bình thường.
Chân bầm tím do chấn thương – Biểu hiện của trật đả
Tổng hợp những phương pháp điều trị trật đả trong Đông y
1. Xoa bóp, bấm huyệt
- Giảm đau, giảm sưng, kích thích lưu thông khí huyết
- Các huyệt thường được sử dụng: Hợp cốc, khúc trì, thái xung
2. Thuốc đắp ngoài
- Ngải cứu, huyết giác, địa liền hoặc hỗn hợp các loại thảo dược để tiêu sưng, giảm đau
- Thuốc đắp sẽ được giã nát, làm ấm và đắp trực tiếp lên vùng bị tổn thương
Những bài thuốc Đông y tiêu biểu chữa trật đả thường là những bài thuốc để giảm sưng đau và hoạt huyết. Cách sử dụng khá đơn giản, chỉ cần giã nát, hâm nóng và đắp lên vùng tổn thương. Riêng đối với bài uống hoạt huyết thì cần đương quy, hoa hồng, xuyên khung, đan sâm, ngưu tất. Sắc uống 2 lần mỗi ngày.
3. Uống hoạt huyết
Các bài thuốc chứa xuyên khung, đương quy, ngưu tất, hồng hoa được sử dụng để hoạt huyết, tan máu bầm.
4. Giác hơi hoặc cứu ngải
Hỗ trợ giảm đau, lưu thông khí huyết nhanh chóng
5. Dưỡng sinh và luyện tập nhẹ
Khi tổn thương đã lành một phần, người bệnh cần vận động nhẹ nhàng để phục hồi chức năng. Các bài tập sẽ được bác sĩ hướng dẫn theo từng giai đoạn điều trị giúp cơ thể trở về trạng thái tốt trong thời gian ngắn.
Dưỡng sinh và tập luyện nhẹ sau trật đả để cơ thể nhanh lành
Điểm cần lưu ý khi điều trị trật đả bằng Đông y
- Người bệnh nên chườm lạnh trong 24 giờ đầu để giảm sưng
- Không tự ý kéo nắn, dễ làm tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn
- Trường hợp tổn thương nặng cần kết hợp Đông y và Tây y hoặc đến phòng khám để bác sĩ chuyên khoa có phác đồ điều trị phù hợp.
Trên đây là những thông tin về trật đả trong Đông y. Ngay khi gặp chấn thương, người bệnh cần đến phòng khám hoặc bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Phòng khám La Văn Lường với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ xương khớp sẽ giúp người bệnh phát hiện trật đả kịp thời.
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM
Số ĐT: 0907 567 567
Email: pklavanluong@gmail.com
Website: https://phongkhamlavanluong.vn
Giờ làm việc
+ Thứ 2 – Chủ nhật:
Sáng: Liên hệ đặt lịch hẹn giờ khám bệnh (0907567567 - Bác sĩ Quân)
Chiều: 15:30 - 19:00