Thoái hóa khớp bàn ngón tay là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Không chỉ gây đau đớn, tình trạng này còn khiến người bệnh gặp khó khăn khi làm những công việc đơn giản hằng ngày. Vậy làm thế nào để phòng tránh thoái hóa khớp tay và điều trị tại phòng khám nào uy tín nhất?
Dấu hiệu nhận biết bạn có bị thoái hóa khớp bàn ngón tay hay không
Thoái hóa khớp bàn ngón tay là tình trạng sụn và xương dưới sụn khớp ở vùng bàn, ngón tay bị tổn thương. Chúng gây viêm nhiễm và đau đớn cho người bệnh với những biểu hiện rõ rệt như:
- Người bệnh thường xuyên bị đau phần khớp xương ở một hoặc 2 bàn tay. Đau khi vận động và giảm lúc nghỉ ngơi. Đặc biệt, cơn đau tăng lên khi bạn cài khuy áo, mặc quần áo hoặc nắm bàn tay lại,...Đau là dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp đang ở mức nhẹ hoặc trung bình.
- Khớp cứng và khó cử động sau khi thức dậy vào buổi sáng. Hiện tượng này kéo dài từ 15 - 30 phút. Đây là dấu hiệu của phá rỉ khớp khiến bàn tay khó thực hiện các động tác sinh hoạt thường ngày. Đồng thời, xương phát ra tiếng lạo xạo khi cử động và cơ tay bị teo nhỏ.
- Trường hợp bệnh chuyển qua giai đoạn nặng thì 1/3 bệnh nhân sẽ bị biến dạng ở các ngón tay. Lúc này, những việc đơn giản như giặt giũ, mặc quần áo, chải đầu,...cũng khiến người bệnh khó thực hiện được.
Thoái hóa khớp tay gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày của người bệnh
Nguyên nhân hình thành thoái hóa khớp ở tay
- Tuổi tác và giới tính: Tuổi càng cao thì khả năng mắc thoái hóa khớp bàn ngón tay càng cao. Vì khi già đi, các bộ phận trên cơ thể suy yếu, nhất là với nữ giới bởi hàm lượng hormon sinh dục giảm. Lúc này, lượng máu nuôi dưỡng tới vùng khớp tay giảm sút đáng kể khiến các sụn thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng. Kéo theo đó là tính chịu đựng không còn tốt và các tác động hằng ngày diễn ra liên tục làm khớp bị thoái hóa.
- Thiếu canxi
- Tay bị chấn thương hoặc mắc các bệnh như: Gãy xương, gút, viêm khớp dạng thấp, bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường
- Cơ thể lười vận động
- Bàn tay làm việc nhiều
Thoái hóa khớp bàn ngón tay dễ gặp ở những người lớn tuổi
Cách phòng tránh để không bị thoái hóa khớp bàn ngón tay
- Những đối tượng có khả năng bị thoái hóa khớp bàn ngón tay cao, chẳng hạn phụ nữ làm việc tay chân nhiều, người lớn, tuổi, người nội trợ,...thì tránh lao động nặng. Đồng thời, để bàn tay nghỉ ngơi với thời gian nhất định và không làm liên tục nhiều giờ liền.
- Tận dụng máy móc thay thế sức lao động của con người.
- Tập nhẹ nhàng các bài cho khớp cổ tay, bàn tay và ngón tay mỗi buổi sáng thức dậy.
- Ngâm bàn tay vào nước muối sinh lý ấm khoảng 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối trước khi đi ngủ (Mỗi lần ngâm trong 10 phút).
- Tránh tăng cân, vận động nhiều lên và ăn uống hợp lý hơn
- Trường hợp mắc các bệnh về chuyển hóa, chấn thương bàn tay hoặc ngón tay thì nên điều trị dứt điểm theo chỉ định của bác sĩ.
Thực hiện các bài tập về tay để phòng tránh thoái hóa khớp
Điều trị thoái hóa khớp bàn ngón tay bằng phương pháp nào?
Để điều trị thoái hóa khớp bàn ngón tay, người bệnh phải tới phòng khám để bác sĩ chụp X - quang chẩn đoán rõ nhất tình trạng bệnh. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ đưa ra các phương pháp hợp lý.
Tuy nhiên, bệnh thoái hóa thì thường dùng thuốc để giảm đau và kháng viêm. Kết hợp cùng vật lý trị liệu hoặc sử dụng các bài thuốc Đông y vừa an toàn lại đạt hiệu quả cao.
Phòng khám La Văn Lường – Địa chỉ khám và điều trị các bệnh cơ – xương – khớp uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh. Công nghệ Tây y hiện đại kết hợp với các bài thuốc về Đông y gia truyền giúp người bệnh không còn lo lắng về bệnh lý mình đang mắc phải.
Trên đây là những thông tin về thoái hóa khớp bàn ngón tay. Để được khám chữa nhanh chóng và hiệu quả nhất, bạn có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline 0898 12 14 16 - 0907 567 567 hoặc truy cập website https://phongkhamlavanluong.vn/ .
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM
Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567
Email: pklavanluong@gmail.com
Website: https://phongkhamlavanluong.vn
Giờ làm việc
+ Thứ 2 – Chủ nhật: 15:30 - 19:00
+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.