• 0898 12 14 16 - 0907 567 567
  • pklavanluong@gmail.com
  • 09 Nguyễn Huy Lượng P14 Quận Bình Thạnh TPHCM
  • Sáng:(8H00 - 12H00) - Chiều:(15h-19h30)

Những xử lý sai sau chấn thương gãy xương thường gặp

Tai nạn, ngã hoặc hoạt động sai cách rất dễ gây ra gãy xương. Việc sơ cứu không đúng dễ khiến tình trạng thêm nặng, thậm chí là tử vong. Cùng tham khảo những xử lý sai sau chấn thương gãy xương phổ biến để phòng tránh và hỗ trợ nạn nhân tốt hơn.

Di chuyển nạn nhân ngay sau khi xảy ra chấn thương

Cơn đau dữ dội sau chấn thương không phải là dấu hiệu gãy xương chính xác 100%. Nhất là với những phần xương ở đầu, cột sống hoặc xương chậu. 

Bạn có thể nhận biết qua một số đặc điểm như: Xương ở cánh tay, ngón tay, chân hoặc ngón chân khi bị gãy sẽ trông vẹo, lệch. Ở mức độ nặng hơn, xương sẽ chọc ra ngoài da và gây chảy máu nhiều.

Những triệu chứng khác: Giảm thiểu khả năng vận động, sưng và bầm tím. Tê hoặc ngứa ran ở khu vực xung quanh xương gãy cùng với biểu hiện khó thở, buồn nôn. Vì thế, bạn cần phải quan sát nạn nhân xem có phải là gãy xương hay không. Giữ nguyên trạng thái đó và gọi điện cho cấp cứu để họ tới đưa đi cấp cứu.

/uploads/1579167509-nhung-xu-ly-sai-sau-chan-thuong-01.png

Không tự ý di chuyển nạn nhân, dễ gây ra nhiều nguy hiểm

Chủ quan về chấn thương và tự lái xe tới bệnh viện, cơ sở y tế

Một trong những xử lý sai sau chấn thương gãy xương đó là chủ quan về tình trạng và không sơ cứu nhanh. Nếu bạn thấy người bị chấn thương tự ý lái xe đến bệnh viện hoặc trở về nhà thì nên ngăn họ lại. Bởi họ có thể ngất đi lúc di chuyển và dễ gây ra nhiều nguy hiểm cho cả những người khác nữa.

Do vậy, hãy gọi tới dịch vụ cấp cứu khẩn cấp khi gặp các điều sau: 

- Người đó không thở, không phản hồi hoặc không di chuyển

- Máu chảy nhiều

- Các chi hoặc khớp biến dạng

- Xương đâm qua da 

- Tứ chi của cánh tay hoặc chân bị thương như ngón tay hoặc ngón chân bị tê, hơi xanh ở đầu (nghi ngờ gãy xương đầu, cổ hoặc lưng).

- Áp lực nhẹ, chuyển động gây đau đớn

Không thực hiện hô hấp nhân tạo khi thấy nạn nhân không còn thở

Trong thời gian chờ xe cấp cứu đến, bạn và những người xung quanh phải tiến hành hô hấp nhân tạo nếu thấy người bị thương không thở và mạch không đập ở cổ tay, cổ. Hô hấp nhân tạo sẽ thổi khí vào miệng và phổi, giúp khởi động lại tim.

Nếu bạn không được đào tạo về hô hấp nhân tạo thì hãy ấn hai tay vào ngực của nạn nhân liên tục với tốc độ 100 ấn mỗi phút đến khi nhân viên y tế đến. Còn nếu bạn đã được huấn luyện rồi thì phải ấn ngực ngay lập tức và kiểm tra xem đường thở có tắc nghẽn không. Nếu có thì phải hô hấp bằng miệng. Ngoài ra, chấn thương ở hộp sọ, cổ hoặc cột sống thì tuyệt đối không được nâng đầu và để cằm nghiêng. Hãy dùng phương pháp đẩy hàm mở đường thở nếu bạn đã được học, còn không thì chờ bác sĩ đến. 

/uploads/1579167509-nhung-xu-ly-sai-sau-chan-thuong-02.png

Hô hấp nhân tạo khi thấy nạn nhân có dấu hiệu ngừng thở

Không cầm máu khi máu chảy nhiều

Chảy máu nhiều ở động mạch chính có thể dẫn tới tử vong chỉ trong vài phút. Vì vậy, kiểm soát lượng máu chảy quan trọng hơn là giải quyết phần xương gãy. Sử dụng băng vô trùng và thấm hút tốt nếu có, hoặc lấy khăn, quần áo sạch trong trường hợp khẩn cấp. Giữ băng trên vết thương vài phút để máu đông cục lại rồi cố định xung quanh bằng băng y tế co giãn hoặc miếng vải. 

Khi thấy máu chảy không ngừng thì bạn hãy buộc một chiếc áo bó chặt phía trên vết thương để chặn sự lưu thông máu đến khi nạn nhân nhận được sự trợ giúp y tế. Ngoài ra, ống cao su, thắt lưng da, khăn quàng cổ, áo phông,...cũng có thể dùng được. Đặc biệt, không được loại bỏ vật đâm vào da. Bởi nếu bỏ ra sẽ gây chảy máu nghiêm trọng hơn.

Dùng các loại thuốc rượu, chườm nóng 

Những xử lý sai sau chấn thương gãy xương bằng cách bôi các loại thuốc rượu hoặc chườm nóng rất thường gặp. Với các trường hợp gãy xương nhẹ, nhiều người luôn cho rằng chỉ cần bôi rượu thuốc, mỡ trăn và một số bài thuốc dân gian là sẽ khỏi, không cần đi bệnh viện. Tuy nhiên, điều này chỉ làm tình trạng gãy xương thêm nặng và nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử.

/uploads/1579167510-nhung-xu-ly-sai-sau-chan-thuong-03.png

Chỉ chườm đá chứ không bôi thuốc rượu hoặc chườm nóng lên vùng bị gãy xương

Sau khi nẹp cố định xương gãy, bạn nên chườm lạnh cho người bị thương lúc chờ xe cứu thương để giảm đau, sưng và viêm. Đồng thời giảm chảy máu thông qua việc làm động mạch co lại. Chườm nước đá là cách tối ưu nhất hoặc dùng gói gel, túi rau củ đông lạnh bọc trong vải mỏng là được.

Việc biết được những xử lý sai sau chấn thương gãy xương giúp mọi người sơ cứu đúng cách, tránh trường hợp khiến chấn thương thêm nặng. Truy cập website https://phongkhamlavanluong.vn/ để đặt lịch khám chữa bệnh cơ xương khớp nhanh chóng hơn.  

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM

Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567

Email: pklavanluong@gmail.com

Website: https://phongkhamlavanluong.vn

Giờ làm việc

+ Thứ 2 – Chủ nhật: 15:30 - 19:00

+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.

0907567567