• 0898 12 14 16 - 0907 567 567
  • pklavanluong@gmail.com
  • 09 Nguyễn Huy Lượng P14 Quận Bình Thạnh TPHCM
  • Sáng:(8H00 - 12H00) - Chiều:(15h-19h30)

Người bệnh nên châm cứu trong trường hợp nào?

Người bệnh nên châm cứu trong trường hợp nào? Chắc hẳn là câu hỏi của nhiều người khi muốn điều trị bằng phương pháp phổ biến này. Châm cứu là cách dùng trong Đông y, tác động vào kinh mạch thông qua kim châm. Vậy tác dụng cụ thể và lúc nào nên áp dụng biện pháp này?

Tác dụng của châm cứu

Châm cứu là cách trị liệu dùng trong Đông y để chữa bệnh và phục hồi sức khỏe. Phương pháp này không cần sử dụng đến thuốc và bác sĩ châm cứu sẽ lấy kim châm vào các huyệt nằm dọc theo đường kinh mạch nhằm kích thích dòng năng lượng chảy trong cơ thể. Nhờ đó, khí huyết được cân bằng và tuần hoàn tốt hơn.

Theo Y học cổ truyền, cơ thể hoạt động với hệ thống kinh mạch phức tạp, chạy khắp cơ thể với chức năng lưu thông năng lượng. Những kinh mạch này chứa huyệt đạo sẽ tác động trực tiếp tới nội tạng và hoạt động chức năng. Nếu tác động đúng cách vào huyệt đạo sẽ điều trị hiệu quả được nhiều bệnh. Vậy người bệnh nên châm cứu trong trường hợp nào?

Người bệnh nên châm cứu trong trường hợp nào?

Châm cứu mang đến nhiều công dụng tốt cho cơ thể. Những tình trạng dưới đây rất thích hợp để tiến hành châm cứu:

1. Các cơn đau

Các cơn đau ở lưng, cổ hoặc đầu gối sẽ được trị dứt điểm khi châm cứu. Bởi khả năng tốt nhất của châm cứu chính là giảm đau, tương tự như thuốc opioid. Điểm khác biệt là phương pháp này kích thích lượng endorphine tự nhiên trong cơ thể chứ không phụ thuộc vào tác dụng của thuốc. 

Khi cơn đau trở nên dữ dội hơn, bạn nên tiến hành điện châm với dòng điện có tần số đặc biệt được nối với cây kim châm cứu. Như thế sẽ tác động nhiều hơn tới các huyệt đạo và giảm đau hiệu quả.

/uploads/1579272059-nguoi-benh-nen-cham-cuu-trong-truong-hop-nao-01.png

Các cơn đau giảm nhanh chóng và hiệu quả khi người bệnh châm cứu

2. Vấn đề về tiêu hóa

Người bệnh nên châm cứu trong trường hợp nào? Các triệu chứng ợ nóng, táo bón hoặc biểu hiện của viêm loét dạ dày đều có thể chữa khỏi nhờ châm cứu. Chúng có hiệu quả gấp đôi liều thuốc kháng axit với người bị ợ nóng mãn tính. 

Ngoài ra, người mắc chứng trào ngược cũng có thể phục hồi nhờ biện pháp không dùng thuốc này.

3. Vô sinh

Châm cứu đã được chứng minh là có khả năng cải thiện thụ thai ở nữ giới khi áp dụng cách thụ thai tự nhiên hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. 

Cơ chế: Cơ thể người đạt được sự cân bằng tốt thì vấn đề sức khỏe sẽ được giải quyết, dù cho đó là vấn đề vô sinh. Nhất là khi sử dụng phối hợp với điều trị bằng Tây y thì châm cứu sẽ làm tăng tỉ lệ lên 26%. 

4. Giảm phản ứng phụ của xạ trị và hóa trị

Tình trạng mệt mỏi, buồn nôn hay nổi mẩn đỏ khi xạ trị và hóa trị đều có thể hết ngay khi châm cứu. Đây là 2 cách rất phổ biến trong việc điều trị ung thư nhưng lại gây ra tình trạng nóng quá mức. Người bệnh sẽ cảm thấy sốt, buồn nôn, khô người, thậm chí là đau cục bộ ở một vùng. Châm cứu sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Đồng thời, giảm tình trạng viêm và nhiệt lượng thừa - Các yếu tố phụ do hóa trị và xạ trị.

/uploads/1579272060-nguoi-benh-nen-cham-cuu-trong-truong-hop-nao-02.png

Giảm viêm và nhiệt lượng thừa do hóa trị và xạ trị gây ra nhờ châm cứu

5. Phục hồi chức năng sau đột quỵ

Những người chịu ảnh hưởng của cơn đột quỵ thường không nhận đủ máu tới các bộ phận, đặc biệt là não và một bên chi. Châm cứu hỗ trợ cải thiện lưu thông tuần hoàn máu chảy. Bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật điện, dòng điện nhẹ kích thích huyệt đạo, cơ co thắt. Nhờ vậy mà kích thích hệ thần kinh. Chức năng vận động, cảm giác và nghe nói được hồi phục.

6. Cải thiện chứng trầm cảm

Bên cạnh công dụng kiểm soát trầm cảm và lo âu thì người được châm cứu được cải thiện chất lượng giấc ngủ và cảm xúc. Đối với người trầm cảm, châm cứu tăng cường sức khỏe thể chất. Từ đó, họ cảm giác tích cực hơn và tạo ra bước đột phá lớn về nhận thức với những người trầm cảm.

Ngoài ra, châm cứu còn có thể điều trị những bệnh về cơ xương khớp, thần kinh, vận động và nhiều nhóm bệnh khác. 

/uploads/1579272060-nguoi-benh-nen-cham-cuu-trong-truong-hop-nao-03.png

Châm cứu giúp cải thiện chứng trầm cảm

Những ai không nên châm cứu?

  • Người sợ kim, mắc bệnh căng thẳng
  • Da chai, sẹo hoặc đang viêm nhiễm
  • Người mắc bệnh lý rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc kháng đông máu
  • Người đang có thai cũng nên tránh một số huyệt nhạy cảm

Bài viết trên vừa trả lời cho câu hỏi người bệnh nên châm cứu trong trường hợp nào? Phòng khám La Văn Lường – Một trong những phòng khám cơ xương khớp uy tín hàng đầu tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ giúp bạn chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả. Tham khảo ngay tại website https://phongkhamlavanluong.vn/ hoặc gọi tới Hotline 0898 12 14 16 - 0907 567 567 

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM

Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567

Email: pklavanluong@gmail.com

Website: https://phongkhamlavanluong.vn

Giờ làm việc

+ Thứ 2 – Chủ nhật: 15:30 - 19:00

+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.

0907567567