Giãn tĩnh mạch là bệnh lý dễ thấy ở phụ nữ hoặc những người làm công việc cần đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài. Tĩnh mạch nổi rõ, kèm theo đó là tình trạng ngứa, sưng ở tay và chân.
Giãn tĩnh mạch là bệnh lý dễ thấy ở phụ nữ hoặc những người làm công việc cần đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài. Tĩnh mạch nổi rõ, kèm theo đó là tình trạng ngứa, sưng ở tay và chân. Vậy loại bệnh này có thể điều trị khỏi hoàn toàn hay không? Cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết sau bạn nhé.
Giãn tĩnh mạch là bệnh gì?
Giãn tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch ở chân hoặc tay phình to và xoắn lại. Nguyên nhân chủ yếu do chức năng van tĩnh mạch suy giảm khiến máu ứ đọng. Đây là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ và những người đứng hoặc ngồi lâu. Vậy giãn tĩnh mạch có thể điều trị hoàn toàn hay không? Trên thực tế, suy giãn tĩnh mạch không thể chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị tích cực chỉ làm chậm quá trình suy giãn, giảm thiểu triệu chứng và duy trì sinh hoạt bình thường.
Tĩnh mạch và hệ thống chịu áp lực gây nên những tổn thương, biến dạng và suy giảm chức năng. Độ đàn hồi của thành tĩnh mạch vượt quá giới hạn, không có khả năng co hồi lại bình thường. Riêng trường hợp suy giãn tĩnh mạch khi đang mang bầu sẽ biến mất trong khoảng 1 tháng khi bạn sinh con. Ở các trường hợp khác, tình trạng này sẽ tái phát sau khi điều trị, trừ khi bạn duy trì lối sống khoa học và tập luyện thể dục đều đặn. Đối với trường hợp giãn tĩnh mạch nhẹ thì việc thay đổi lối sống và điều trị không xâm lấn giúp kiểm soát bệnh tốt. Đồng thời giảm triệu chứng, ngăn ngừa tiến triển bệnh. Còn bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng thì cần can thiệp y khoa.
Giãn tĩnh mạch không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh lý giãn tĩnh mạch
Nguyên nhân nào khiến tĩnh mạch bị giãn?
- Đứng hoặc ngồi lâu: Công việc yêu cầu đứng hoặc ngồi nhiều khiến máu khó lưu thông
- Thừa cân, béo phì gây áp lực lớn lên tĩnh mạch chân
- Ít vận động, giảm lưu thông máu
- Mang thai làm hormone thay đổi, áp lực từ thai nhi tăng nguy cơ giãn mạch
- Càng lớn tuổi, tĩnh mạch càng suy yếu
- Gia đình có người bị giãn tĩnh mạch thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn
Triệu chứng giãn tĩnh mạch bạn cần biết
- Chân nặng, đau và nhức mỏi, đặc biệt là buổi tối
- Tĩnh mạch nổi rõ, ngoằn ngoèo trên tay hoặc chân
- Sưng phù chân, đặc biệt là đứng lâu
- Ngứa da, chuột rút về đêm
- Giai đoạn nặng gây loét da, chảy máu hoặc viêm tĩnh mạch.
Các cấp độ của bệnh lý giãn tĩnh mạch
Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch
Những người bị giãn tĩnh mạch không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Các phương pháp y khoa chỉ giúp giảm biểu hiện và không cho bệnh lý trở nên nặng hơn. Dưới đây là một số cách chữa giãn tĩnh mạch bạn đọc có thể tham khảo:
Thay đổi lối sống
- Tập thể dục hằng ngày, đi bộ hoặc bơi lội
- Giảm cân trường hợp thừa cân nhằm giảm áp lực lên tĩnh mạch
- Tránh đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài
- Nâng cao chân khi nghỉ ngơi giúp máu lưu thông tốt hơn
Mang vớ y khoa
Vớ y khoa giúp ép nhẹ lên chân, hỗ trợ tuần hoàn máu về tim, giảm sưng và đau. Người bệnh cần chọn vớ có độ nén phù hợp với chỉ dẫn của bác sĩ.
Xây dựng lối sống khoa học và lành mạnh để giảm triệu chứng giãn tĩnh mạch
Điều trị bằng thuốc
Thuốc chỉ giúp kiểm soát triệu chứng chứ không thể chữa dứt điểm bệnh lý giãn tĩnh mạch. Một số loại thuốc hỗ trợ cải thiện lưu thông máu và giảm triệu chứng như Rutin C, Daflon hoặc viên uống chứa flavonoid.
Can thiệp y khoa
- Tiêm xơ tĩnh mạch: Bác sĩ tiêm dung dịch đặc biệt vào tĩnh mạch để làm xẹp lại
- Phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch (Cắt bỏ tĩnh mạch nhỏ): Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch trường hợp nặng.
- Laser nội tĩnh mạch hoặc sóng cao tần: Dùng năng lượng nhiệt để làm co và đóng tĩnh mạch bị giãn.
Trên đây là những thông tin quan trọng về tình trạng giãn tĩnh mạch. Việc duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học đóng vai trò quan trọng để bảo vệ cơ thể khỏi nhiều loại bệnh lý khác nhau. Người bệnh có nhu cầu khám chữa giãn tĩnh mạch vui lòng liên hệ phòng khám La Văn Lường qua Hotline 0907 567 567 để được hỗ trợ chi tiết nhất.
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM
Số ĐT: 0907 567 567
Email: pklavanluong@gmail.com
Website: https://phongkhamlavanluong.vn
Giờ làm việc
+ Thứ 2 – Chủ nhật:
Sáng: Liên hệ đặt lịch hẹn giờ khám bệnh (0907567567 - Bác sĩ Quân)
Chiều: 15:30 - 19:00