Gãy mâm chày (gãy xương mâm chày) là tình trạng bị tổn thương bởi tác động của bên ngoài. Chấn thương này khá phức tạp và nguy hiểm, nếu không điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng rất xấu. Vậy gãy mâm chày mất bao lâu mới hồi phục hoàn toàn? Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau bạn nhé.
Nguyên nhân làm gãy xương mâm chày
Mâm chày là một bộ phận của xương đầu gối, phần xương đầu trên xương chày khớp với lồi cầu của xương đùi để tạo thành khớp gối. Công dụng của mâm chày là chịu tải trọng cơ thể khi di chuyển và giúp cử động khớp gối nhẹ nhàng hơn.
Gãy mâm chày là phần bị gãy hoặc tổn thương ở xương mâm chày, gây ảnh hưởng tới các khớp còn lại. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu là do lực tác động mạnh và đột ngột vào vùng mâm chày. Tai nạn, chấn thương sinh hoạt hoặc chơi thể thao đều có thể làm vỡ xương. Theo đó, tỉ lệ gãy mâm chày chiếm 5 - 7% của gãy xương cẳng nói chung.
Gãy xương mâm chày gây ảnh hưởng trực tiếp tới cẳng chân và đầu gối. Vì thế, bệnh nhân phải điều trị càng sớm càng tốt, không chần chừ dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hại tới sức khỏe của bạn. Gãy xương mâm chày được chia thành 5 kiểu gãy, từ loại I tới loại V với tính chất và mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Gãy mâm chày ảnh hưởng trực tiếp tới cẳng chân và đầu gối
Chẩn đoán gãy xương mâm chày bằng những phương thức nào?
1. Chụp X - quang
Chụp X - quang để xác định rõ tình trạng của cẳng chân và đầu gối. Bên cạnh đó là hình dạng gãy cũng như độ di lệch để đánh giá mức độ ảnh hưởng tới các cơ quan khác.
2. Thăm khám lâm sàng
Các biểu hiện bên ngoài của gãy mâm chày được biểu hiện khá rõ. Dựa vào sự quan sát bên ngoài và kiểm tra phù nề, bác sĩ sẽ đưa ra mức độ tác động đến chức năng vận động và độ đau của bệnh nhân.
3. Chụp cắt lớp CT
Chụp cắt lớp CT được sử dụng trong trường hợp gãy hoặc vỡ nát mâm chày rất nghiêm trọng và ảnh hưởng tới nhiều bộ phận, cơ quan khác, nhất là tủy sống. Hình ảnh hiển thị cắt ngang sụn và dịch khớp để bác sĩ dựa vào đó và đưa ra kết quả chính xác tình trạng của bệnh nhân.
Ngoài ra, những phương pháp như chẩn đoán bằng siêu âm Doppler mạch máu, chụp động mạch xóa nền và chẩn đoán phức tạp dùng động mạch đồ cũng được áp dụng.
Những phương pháp điều trị gãy mâm chày phổ biến nhất hiện nay
1. Điều trị bảo tồn
Đối với những trường hợp gãy mâm chày nhẹ, chỉ nứt hoặc vỡ nhưng không di lệch hoặc di lệch ít. Hơn nữa, tình trạng gãy không gây ảnh hưởng nhiều tới các bộ phận, cơ quan khác.
Điều trị bảo tồn không phẫu thuật gồm những thứ như:
-
Bó bột, bó thuốc Đông y hoặc nẹp bột
-
Dùng thuốc kháng viêm, giảm đau đi kèm
-
Áp dụng vật lý trị liệu để chức năng xương được hồi phục nhanh hơn.
Điều trị gãy xương mâm chày bằng phương pháp bảo tồn không phẫu thuật
Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật chỉ thực hiện khi xương mâm chày gãy nặng, đe dọa tới các khớp xương quan trọng khác của đầu gối. Phần gãy di lệch nhiều làm ảnh hưởng tới khả năng đi lại và gập khớp gối. Những bước phẫu thuật gồm có:
- Phẫu thuật kết xương
- Mổ mở để đặt nẹp nâng đỡ
- Phẫu thuật cố định ổ gãy bằng khung bất động ngoài, kim Kirschner xuyên song song ở phần xương dưới sụn.
- Tập luyện, vận động để hồi phục chức năng và sức khỏe sau phẫu thuật.
Cố định xương mâm chày bằng phương pháp phẫu thuật, thích hợp với chấn thương mạnh, nhiều di lệch
Gãy mâm chày thường mất ít nhất là 4 - 6 tuần để hồi phục nếu cố định và nuôi dưỡng tốt. Người bệnh có thể sinh hoạt bình thường sau 3 tháng điều trị.
Nếu bạn đang băn khoăn lựa chọn phòng khám để điều trị gãy mâm chày thì đừng bỏ qua phòng khám La Văn Lường nhé. Bác sĩ Quân có chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn về cả Tây y lẫn Đông y sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề về cơ xương khớp. Tham khảo nhiều hơn tại website https://phongkhamlavanluong.vn/.
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM
Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567
Email: pklavanluong@gmail.com
Website: https://phongkhamlavanluong.vn
Giờ làm việc
+ Thứ 2 – Chủ nhật: 15:30 - 19:00
+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.