Chỏm quay là một loại khớp độc lập đóng vai trò quan trọng ở khuỷu tay. Chức năng của nó là quay xung quanh xương trụ, giúp khuỷu tay có thể xoay, co duỗi, lật sấp ngửa, đồng thời chịu lực của tay. Gãy chỏm quay gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của cánh tay.
Nguyên nhân chính dẫn đến gãy chỏm quay
Gãy chỏm quay chiếm tỷ lệ khoảng 1/3 trong số các loại gãy xương/khớp ở vùng khuỷu tay và thường liên quan tới các chấn thương khác như trật khớp khuỷu, tổn thương dây chằng, gãy mỏm vẹt,… Đây là dạng gãy phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Nguyên nhân chủ yếu bao gồm:
- Té ngã gập khuỷu tay xuống nền đất cứng
- Giơ tay cản đỡ đòn
- Tai nạn giao thông hoặc gián tiếp khi ngã chống tay, duỗi khuỷu, lồi cầu tay thúc mạnh vào chỏm quay gây ra gãy xương.
Gãy chỏm tay là tổn thương thường gặp nhất ở vùng khuỷu tay
Các triệu chứng thường gặp của chứng bệnh
- Biến dạng khớp khuỷu.
- Khi sờ vào chỗ gãy sẽ cảm thấy đau nhói.
- Lạo xạo xương.
- Bệnh nhân bất lực trong việc vận động duỗi gấp khuỷu, lập sấp, ngửa cẳng tay.
- Trường hợp mảnh gãy có độ di lệch lớn làm khuỷu tay vẹo ra ngoài.
Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhói khi sờ vào vùng chấn thương
Phân loại mức độ gãy chỏm quay
Phân loại gãy được áp dụng phổ biến nhất là cách phân loại của Mason. Theo đó, gãy chỏm xương quay được phân loại làm 4 mức độ như sau:
- Loại I: Gãy phạm khớp, mảnh gãy ít di lệch (độ di lệch dưới 2mm) và không gây cản trở sự vận động khớp khuỷu.
- Loại II: Độ di lệch của mảnh gãy trên 2mm hoặc có sự cản trở cơ học của vận động khớp.
- Loại III: Gãy có độ di lệch hoàn toàn diện khớp, gãy thành nhiều mảnh phức tạp.
- Loại IV: Gãy kèm theo trật khuỷu khớp.
Một số dạng biến chứng thường gặp
- Biến chứng sớm: Thường xảy ra sau khi bị gãy do tác động của lực chấn thương như chèn ép khoang, chèn ép dây thần kinh, chọc thủng da dẫn đến gãy hở,…
- Biến chứng muộn: Xuất hiện muộn do phương pháp điều trị không đúng hoặc quá trình phục hồi sai nguyên tắc. Thường có các biểu hiện như can lệch, khớp giả, hội chứng volkmann, chứng rối loạn dinh dưỡng,…
Do đó, khi bị gãy chỏm quay đòi hỏi bệnh nhân phải điều trị một cách tích cực, đúng phương pháp, lộ trình. Nếu không hiểu biết hoặc điều trị sai phương pháp, chủ quan trong quá trình chữa trị có thể dẫn đến những biến chứng không mong muốn, ảnh hưởng đến sự vận động của khuỷu tay.
Các phương pháp điều trị gãy chỏm quay
- Sơ cứu ban đầu: Ngay khi bị gãy chỏm quay, bệnh nhân cần được sơ cứu bằng cách giảm đau toàn thân hoặc gây tê tại ổ gãy, sau đó tiến hành cố định khuỷu tay bằng nẹp.
- Điều trị: Tùy thuộc vào mức độ gãy mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bảo tồn hay điều trị phẫu thuật một cách phù hợp nhất.
+ Phương pháp điều trị bảo tồn: Được áp dụng đối với những trường hợp gãy loại I, loại II có độ di lệch của mảnh gãy ít. Bệnh nhân sẽ được bó bột cánh tay – bàn tay và kết hợp các bài tập phục hồi chức năng. Thời gian bó bột thường kéo dài từ 6-8 tuần đối với người lớn và 4-6 tuần với trẻ em.
+ Phương pháp điều trị phẫu thuật: Được áp dụng đối với các trường hợp gãy loại II, III, IV có độ di lệch lớn, gãy nhiều mảnh hoặc gãy kèm theo tổn thương khác. Các phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến hiện nay gồm: Điều trị kết xương, nẹp vít, lấy bỏ mảnh gãy/chỏm quay, thay chỏm nhân tạo. Tùy vào nhu cầu của bệnh nhân và mức độ gãy, tính chất phức tạp và các tổn thương đi kèm mà các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phẫu thuật thích hợp. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần kết hợp với các bài tập phục hồi chức năng để nhanh chóng hồi phục.
Thay chỏm tay nhân tạo được áp dụng với những trường hợp gãy phức tạp
Việc lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh uy tín, đảm bảo chất lượng là vấn đề hết sức quan trọng và nan giải đối với bệnh nhân bị gãy chỏm quay. Phòng khám La Văn Lường với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại là một sự lựa chọn tốt cho việc điều trị chấn thương chỏm quay. Với hơn 70 năm kinh nghiệm chữa trị các bệnh về cơ – xương - khớp và sự kết hợp của nền y học cổ truyền cùng sự phát triển của nền y học hiện đại sẽ đem đến cho bạn phương pháp chữa trị tốt nhất.
Điều trị gãy chỏm quay kịp thời để không làm ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt người bệnh. Liên hệ ngay số điện thoại: 0898 12 14 16 – 0907 567 567 hoặc truy cập tới địa chỉ https://phongkhamlavanluong.vn/ để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh nhanh chóng.
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM
Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567
Email: pklavanluong@gmail.com
Website: https://phongkhamlavanluong.vn
Giờ làm việc
+ Thứ 2 – Chủ nhật: 15:30 - 19:00
+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.