Chơi thể thao, lực tác động nhanh và đột ngột từ đồ vật cũng dễ làm gãy cánh tay. Chấn thương này cần được sơ cứu và điều trị kịp thời để không gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Vậy thời gian lành cánh tay mất khoảng bao lâu?
Dấu hiệu cho biết bạn đã bị gãy cánh tay
Gãy cánh tay là tình trạng một hoặc nhiều xương ở cánh tay bị nứt hoặc gãy, nằm trong phần từ vai cho đến khuỷu tay. Chấn thương này gặp nhiều ở mọi lứa tuổi, chiếm một nửa số ca gãy xương (ở người lớn) và đứng sau gãy xương đòn (ở trẻ em).
Bạn nên đến phòng khám để kiểm tra xem mình có bị gãy cánh tay không khi gặp những triệu chứng sau:
- Cánh tay bị sưng, bầm tím
- Khi cử động nghe tiếng nứt hoặc gãy răng rắc
- Đau nhức trong xương cánh tay và tăng dần lên lúc chuyển động
- Phần cánh tay bị biến dạng hoặc cổ tay cong lại
- Không thể lật sấp hoặc ngửa lòng bàn tay, cánh tay không xoay được.
Điều trị gãy xương tay kịp thời để ngăn chặn biến chứng
Nguyên nhân gây nên chấn thương gãy cánh tay
- Ngã với bàn tay duỗi thẳng là nguyên nhân hàng đầu khiến cánh tay bị gãy.
- Cú đánh trực tiếp từ vật như gậy
- Chấn thương do tai nạn giao thông hoặc bất kỳ áp lực trực tiếp nào vào một phần của cánh tay.
Gãy cánh tay mất bao lâu để hồi phục hoàn toàn?
Khi gãy cánh tay, bạn cần kiểm tra và nhận hướng dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên môn. Thời gian hồi phục chấn thương phụ thuộc nhiều vào vị trí và mức độ. Đối với người bình thường cần 4 - 6 tuần để xương lành lại hoàn toàn.
Trong thời gian điều trị, người bệnh nên tái khám thường xuyên để theo dõi và nắm được tốc độ hồi phục. Những bài tập kết hợp chế độ ăn uống hợp lý giúp xương nhanh lành hơn.
Gãy xương tay mất từ 4 – 6 tuần để lành lại
Nguy cơ gãy xương cánh tay từ các môn thể thao
Chơi thể thao là một cách rèn luyện cơ thể và tăng sức khỏe. Tuy nhiên, việc tập luyện không đúng cách sẽ làm gia tăng nguy cơ gãy xương. Bất cứ loại môn thể thao nào liên quan tới tiếp xúc cơ thể hoặc dễ bị ngã như đá bóng, bầu dục, trượt tuyết,...
Ngoài ra, các bất thường về xương như loãng xương, khối u xương cũng có thể tác động và làm gãy cánh tay.
Điều trị gãy cánh tay bằng kỹ thuật hiện đại
Để xác định vị trí và mức độ gãy, bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên biểu hiện bên ngoài kết hợp chụp X - quang (hoặc chụp MRI). Tiếp đến là tiến hành điều trị bằng các phương pháp phù hợp. Cụ thể:
- Điều trị bảo tồn: Áp dụng trường hợp gãy hở ở trẻ em, gãy kín ít hoặc không di lệch. Bác sĩ tiến hành gây tê, nắn chỉnh và cố định bằng bó bột ở ngực, vai và cánh tay. Kết hợp uống thuốc để giảm sưng và đau.
- Điều trị phẫu thuật khi gãy hở và có tổn thương mạch máu thần kinh. Phương pháp này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn cao, sử dụng nẹp vít, đóng đinh. Sau phẫu thuật cần tập luyện vật lý trị liệu nhằm phục hồi chức năng và không gặp biến chứng.
Lưu ý: Ngay khi bị gãy cánh tay, người bệnh cần được sơ cứu bằng cách cố định tay (có thể dùng khăn như băng đeo). Hoặc chườm đá lạnh ở khu vực bị thương.
Tùy thuộc vào vị trí và mức độ gãy mà bác sĩ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp
Những điểm người bệnh cần lưu ý
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn, không uống rượu bia
- Chườm đá tại vùng bị gãy từ 20 - 30 phút/lần, một ngày thực hiện 4 đến 5 lần.
- Giữ nẹp hoặc bột sạch, khô
- Giảm sưng bằng cách giữ cánh tay cao trên tim càng nhiều càng tốt. Khi nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế thì nên sử dụng gối để đỡ cánh tay
- Liên lạc với bác sĩ khi cơn đau tăng, ngón tay hoặc bàn tay chuyển lạnh (xanh tái) hay mất cảm giác.
Gãy cánh tay nhanh hồi phục khi người bệnh tuân theo các nguyên tắc và hướng dẫn từ bác sĩ. Phòng khám cơ xương khớp La Văn Lường với bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Trang thiết bị hiện đại giúp bạn không còn lo lắng nhiều về chấn thương của mình. Đặt lịch khám nhanh qua hotline 0898 12 14 16 - 0907 567 567 hoặc truy cập trang web https://phongkhamlavanluong.vn/.
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM
Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567
Email: pklavanluong@gmail.com
Website: https://phongkhamlavanluong.vn
Giờ làm việc
+ Thứ 2 – Chủ nhật: 15:30 - 19:00
+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.