Có cần điều trị khi bị trật khớp cổ chân? Một số người cho rằng chấn thương này sẽ tự khỏi và không cần chữa. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, tình trạng bệnh trở nên nặng và gây ra các biến chứng nguy hại tới bệnh nhân.
Điều trị bảo tồn
Điều trị bảo tồn thường áp dụng đối với các chấn thương nhẹ, ít di lệch. Phương pháp này đảm bảo an toàn và không gây biến chứng. Những cách bảo tồn trật khớp cổ chân phổ biến là chườm lạnh, nắn lại khớp cổ chân, nhiệt trị liệu và nẹp hoặc bó bột cổ chân.
Điều trị bảo tồn thường áp dụng khi bị trật khớp nhẹ, ít di lệch
1. Liệu pháp nhiệt trị liệu
Nhiệt trị liệu bằng cách chườm nóng trực tiếp hoặc sử dụng ánh sáng tia hồng ngoại để giảm cơn đau. Lượng máu được cải thiện và tránh cơn đau trong 2 - 3 tuần kể từ lúc trật khớp cổ chân. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ thích hợp với các cơn đau mãn tính, kéo dài.
2. Nắn lại khớp cổ chân
Nắn lại khớp cổ chân là đưa phần khớp bị lệch về với vị trí ban đầu. Cách này sẽ làm người bệnh rất đau đớn nên chỉ được thực hiện sau khi gây mê toàn thân.
3. Bó bột, nẹp cổ chân
Bó bột, nẹp cổ chân được tiến hành sau bước nắn khớp. Phần cổ chân được cố định để không làm đau đớn và hoạt động đi lại, di chuyển của bệnh nhân không làm ảnh hưởng tới cổ chân. Biện pháp này thực hiện trong 4 đến 6 tuần.
Bạn nên tới bác sĩ kiểm tra thường xuyên để đánh giá khả năng phục hồi cũng như dự đoán các biến chứng có thể xảy ra.
4. Chườm lạnh
Chườm lạnh là cách giảm đau nhanh chóng nhất và người bệnh có thể tự làm được. Đặt một túi đá lên phần bị trật trong vòng 72 giờ sau chấn thương. Chúng giảm lượng máu tụ, hạn chế biến chứng sưng khớp và tăng khả năng phục hồi bệnh.
Chườm đá là cách giảm đau và sưng nhanh khi bị trật khớp cổ chân
Sử dụng thuốc điều trị
1. Thuốc giảm đau thuộc nhóm Opioids
- Điều trị các cơn đau mãn tính ở giai đoạn đầu của trật khớp cổ chân. Oxycodone hoặc Morphin là 2 loại thuốc phổ biến nhất.
- Đối với trường hợp trật khớp không gãy xương hoặc rách dây vẫn có thể dùng Hydrocodne.
- Những cơn đau dữ dội thì cần dùng Opioids liều tiêm tĩnh mạch.
2. Thuốc chống viêm NSAID
- Dạng viên nang phù hợp với trường hợp dây chằng bị viêm
- Thuốc chống viêm phổ biến: Naproxen và Ibuprofen. Nhưng chúng lại có tác dụng phụ là loét và đau dạ dày. Vì thế, thuốc chống chỉ định với người có tiền sử xuất huyết dạ dày hay viêm loét dạ dày tá tràng.
3. Thuốc giãn cơ
Khi trật khớp cổ chân có liên quan tới cơ bàn chân, co thắt cơ bắp chân thì thuốc giãn cơ là phương pháp điều trị hiệu quả. Các loại bác sĩ khuyên dùng là Baclofen, Flexeril, Skelaxin nhằm cải thiện cơn đau cùng khả năng co bóp của cơ.
4. Thuốc chống trầm cảm
Suy nghĩ tích cực, lạc quan cung góp phần giúp tình trạng bệnh trở nên tốt hơn, rút ngắn thời gian hồi phục. Thuốc chống trầm cảm hỗ trợ ổn định tinh thần của người bệnh. Giảm cảm giác lo lắng, chống lo âu và trầm cảm bởi cơn đau do chấn thương mang lại.
5. Thuốc điều trị thần kinh
Hệ thần kinh bị ảnh hưởng nếu cơn đau kéo dài quá 6 tháng. Thuốc chống suy nhược thần kinh (Savella, Cymbalta) và thuốc chống động kinh sẽ dùng trong trường hợp này.
Phẫu thuật
Bác sĩ chỉ định phẫu thuật với trường hợp nghiêm trọng như gãy một phần nặng hoặc toàn bộ xương cổ chân. Khi đó, phần xương bị gãy được nối lại và cố định khớp xương để không bị tái phát.
Đinh vít và các tấm kim loại sẽ nối lại các mảnh vỡ xương. Tuy vậy, phương pháp này dễ gây ra biến chứng hơn các cách điều trị trên nên người bệnh cần hạn chế di chuyển. Đồng thời sử dụng xe lăn trong 6 - 8 tuần để giảm áp lực lên khu vực cổ chân.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu áp dụng cho bệnh nhân sau điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật. Chuyển động khớp được cải thiện, cơ và bắp chân không còn cứng, giúp người bệnh hòa nhập nhanh về cuộc sống bình thường.
Vật lý trị liệu giúp chân hoạt động bình thường trở lại
Nắm rõ các phương pháp điều trị trật khớp cổ chân giúp người bệnh không quá lo lắng về chấn thương này. Bạn có thể tham khảo và đặt lịch khám tại La Văn Lường – Phòng khám cơ xương khớp uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập website https://phongkhamlavanluong.vn/ hoặc gọi qua Hotline 0898 12 14 16 - 0907 567 567 để được tư vấn.
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM
Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567
Email: pklavanluong@gmail.com
Website: https://phongkhamlavanluong.vn
Giờ làm việc
+ Thứ 2 – Chủ nhật: 15:30 - 19:00
+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.