Sau chấn thương hay điều trị, người bệnh cần thời gian để phục hồi bộ phận trên cơ thể. Tuy nhiên, nếu không phục hồi đúng phương pháp thì rất dễ tái phát hoặc gặp những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe. Vật lý trị liệu ra đời sẽ hỗ trợ hoặc điều trị bệnh, mang đến kết quả khả quan nhất.
Vật lý trị liệu đóng vai trò gì trong điều trị bệnh?
Vật lý trị liệu được công nhận là một phương pháp điều trị bệnh hiệu quả hiện nay. Thông qua những cách như sử dụng lực cơ học hay chuyển động, tập thể dục, liệu pháp thủ công, liệu pháp điện để cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bên cạnh việc chữa lành bệnh, phương thức này còn giúp người bệnh sống lành mạnh và tích cực hơn. Đồng thời phục hồi khả năng vận động, chức năng của các bộ phận trên cơ thể.
Dựa trên quá trình phân tích nguyên nhân, kết hợp hình ảnh từ X-quang, MRI, CT và mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đưa ra phương án vật lý trị liệu phù hợp. Những cách điều trị bằng vật lý trị liệu bao gồm:
- Bài tập cụ thể
- Trị liệu và thao tác bằng tay
- Sử dụng các máy cơ học như giáo dục, lực kéo
- Tác nhân vật lý như điện, lạnh, nhiệt, bức xạ, sóng âm, thiết bị khác
- Chân giả, chỉnh hình và một số can thiệp khác
Vật lý trị liệu mang tới nhiều lợi ích thực tế như kiểm soát cơn đau, giảm dần liều lượng thuốc giảm đau opioid. Cải thiện khả năng di chuyển, vận động và phục hồi sau chấn thương. Hạn chế biện pháp phẫu thuật và phòng ngừa những căn bệnh liên quan đến tuổi tác. Ngoài ra, cơ thể người bệnh trở lại trạng thái cân bằng sau tê liệt hoặc đột quỵ.
Không chỉ dừng lại ở công dụng chữa bệnh, vật lý trị liệu còn giúp vận động viên đạt được thành tích tối đa nhờ tối ưu hóa hoạt động cụ thể của từng bộ phận. Cơ bắp lĩnh hoạt và đáp ứng tốt nhất yêu cầu hoạt động.
Vật lý trị liệu – Một trong những phương pháp điều trị và hồi phục hiệu quả nhất hiện nay
Những căn bệnh nên điều trị bằng vật lý trị liệu
1. Điều trị bó bột và phẫu thuật khi gãy xương
Gãy xương gây ra nhiều tổn thương ở người bệnh, không chỉ phần xương mà các bộ phận khác như dây chằng, phần mềm, cơ, gân,...cũng tổn thương theo. Dựa trên mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ đưa ra cách điều trị phù hợp như bó bột, nẹp đinh hoặc phẫu thuật.
Trong quá trình lành xương, bệnh nhân hầu như không được vận động ở những nơi đã bị tổn thương. Điều này khiến chức năng sinh hoạt giảm, khớp cứng lại, thậm chí là teo cơ. Một số trường hợp khác lại bị loét do tì đè lâu ngày hay tắc mạch chi, nhiễm khuẩn hô hấp,...
Vì vậy, phục hồi chức năng là việc cần làm với người điều trị bó bột hoặc phẫu thuật gãy xương. Vật lý trị liệu giúp cho quá trình liền xương, các tổ chức quanh xương nhanh và hiệu quả hơn. Giảm sưng tấy, chống kết dính khớp, chống rối loạn tuần hoàn và ngăn hội chứng Sudeck (Hội chứng rối loạn dinh dưỡng giao cảm phản xạ). Bên cạnh đó, phương pháp này còn hỗ trợ phục hồi chức năng ở bàn tay, bàn chân và khớp, phòng ngừa teo cơ sau một thời gian bất động.
Các biện pháp như chườm lạnh, chườm nóng, tập vận động khớp, tập đi hoặc phục hồi sẽ khiến cho bệnh tình tiến triển tích cực, tăng hiệu quả hồi phục và giảm nguy cơ mắc biến chứng khi bị gãy xương.
Vật lý trị liệu giúp đẩy nhanh quá trình liền xương, giảm sưng tấy và chống kết dính khớp
2. Đứt dây chằng khớp gối và vai
Khớp gối và khớp vai đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể. Đây cũng là 2 khu vực dễ bị đứt dây chằng nhất do thường xuyên chịu trọng lực lớn từ những hoạt động thường ngày của chúng ta. Đặc biệt là các vận động viên, người làm các công việc nặng nhọc dễ gặp phải tình trạng này. Nếu không có biện pháp xử lý, chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều đau đớn, khó lành và để lại biến chứng nặng nề.
Tùy vào mức độ tổn thương nặng hay nhẹ mà bác sĩ đưa ra hướng điều trị khác nhau. Chẳng hạn, nếu dây chằng đứt một phần nhỏ, không đứt hẳn thì sẽ điều trị bảo tồn kết hợp với nghỉ ngơi. Ca phẫu thuật được thực hiện khi dây chằng đứt hoàn toàn hoặc có chuyển biến tiêu cực khi điều trị bảo tồn.
Vật lý trị liệu được áp dụng trước và sau khi phẫu thuật nhằm giảm đau, sưng cho khớp. Đồng thời hỗ trợ phục hồi chức năng vận động, sức mạnh cơ. Bệnh nhân trở lại hoạt động bình thường, giảm tới mức tối đa biến chứng xảy ra khi điều trị hoặc phẫu thuật.
Các bài tập luyện trong vật lý trị liệu giúp hồi phục chức năng vận động khi bị đứt dây chằng
3. Liệt dây 7 ngoại biên
Liệt dây 7 ngoại biên gây ra bởi sự co thắt của mạch máu nuôi dây thần kinh, dẫn tới tình trạng thiếu máu, gây phù nề và chèn ép. Nguyên nhân có thể là do virus, viêm tai xương chũm, chấn thương sọ não,...Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng căn bệnh này khiến khuôn mặt biến dạng, ảnh hưởng tới những hoạt động và giao tiếp hằng ngày. Nặng hơn là gây khó khăn trong ăn uống, khó nói và hạn chế một số chức năng.
Kết quả điều trị bằng vật lý trị liệu cho người liệt dây 7 ngoại biên
Vật lý trị liệu được nhiều bác sĩ giỏi áp dụng. Nó sẽ cải thiện sự điều hợp của cơ mặt, tinh chỉnh sao cho phù hợp với từng chức năng. Từ đó, hỗ trợ đến mức tối đa để đưa khuôn mặt và sức khỏe về trạng thái tự nhiên, bình thường nhất.
Người bệnh có thể thực hiện sau 2 ngày tới 1 tuần kể từ khi triệu chứng xuất hiện. Bác sĩ đánh giá dựa trên tình trạng bệnh, triệu chứng để xác định rõ bài tập cụ thể. Tiếp đến là xây dựng các bài tập đặc biệt cho riêng từng người bởi biểu hiện và mức độ khác nhau ở từng bệnh nhân. Tuy nhiên, người bị liệt dây thần kinh cần phải phối hợp với bác sĩ và kiên trì trong một khoảng thời gian thì mới các tác dụng được. Nếu làm đúng chỉ dẫn thì khả năng hồi phục lên tới 90%.
4. Di chứng tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều bộ phận và đi lại, sinh hoạt khi mắc. Trường hợp tổn thương nặng, tai biến khiến người bệnh rối loạn nhận thức, thị giác và ngôn ngữ. Một số hậu quả khác như yếu hoặc liệt nửa người, người thực vật, tiểu tiện không tự chủ. Do vậy, ngay khi mắc căn bệnh này, bạn cần điều trị ngay, càng để lâu càng khó chữa.
Vật lý trị liệu giúp máu được lưu thông, cơ được duy trì để bệnh nhân di chuyển dễ dàng hơn. Đặc biệt, người bị liệt thì càng nên tập, giảm thiểu biến chứng như viêm loét da, viêm phổi, trầm cảm.
Người bị tai biến mạch máu não cần thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu để hồi phục sức khỏe, tránh di chứng nguy hiểm
Có 2 giai đoạn điều trị mà người bệnh cần trải qua. Ở giai đoạn đầu, sức khỏe yếu, bác sĩ sẽ hướng dẫn những bài tập nhẹ nhàng và đều đặn. Giai đoạn sau tăng mức độ khó lên với các tư thế như quỳ, vận động trên nệm, nằm, đứng,...
Một cái hay của vật lý trị liệu chính là tạo động lực để bệnh nhân giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ. Bác sĩ còn lên thực đơn dinh dưỡng, giúp người bệnh vận động, đem đến cách điều trị toàn diện nhất.
5. Thoái hóa khớp
Khớp gối và khớp vai liên tục hoạt động nên dễ bị thoái hóa nhất. Các dịch ở khớp suy giảm theo thời gian hoặc tuổi tác khiến đầu sụn bị khô. Ban đầu, bạn sẽ nghe thấy tiếng lạo xạo khi cử động nhưng về lâu dài gây ra đau đớn, khó đi lại. Những việc đơn giản hằng ngày như đứng ngồi, giơ hạ tay cũng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Vật lý trị liệu giúp hệ gân xương thêm dẻo dai và giảm đau tốt, chức năng vận động dần hồi phục. Bệnh nhân phẫu thuật cũng có thể áp dụng phương pháp này. Các bài tập theo mức độ tăng dần từ đơn giản tới phức tạp để người bệnh thích nghi tốt hơn. Đây cũng là cách để rút ngắn thời gian điều trị, giảm thiểu nguy cơ mắc lại và ổn định tinh thần, thể lực khi bị thoái hóa khớp.
Bác sĩ sau khi chẩn đoán mức độ sẽ hướng bệnh nhân tập dựa trên 2 tác động. Đầu tiên là tăng sự dẻo dai cho dây chằng (trước và sau). Thứ 2 là kích thích túi hoạt dịch để chúng tiết nhiều dịch bôi trơn nuôi dưỡng sụn và hai đầu khớp. Kết hợp với dùng thuốc làm sụn khớp tái tạo nhanh hơn.
6. Viêm cứng khớp vai
Viêm chu vai là tình trạng khớp và phần mềm xung quanh bị tổn thương khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và khó vận động. Đây là vùng rất dễ bị tổn thương do sự kết nối giữa chi trên với khớp vai và đó cũng là khớp duy nhất xoay được 360 độ. Nguyên nhân gây ra viêm quanh khớp vai chủ yếu là do chấn thương, vôi hóa phần mềm, thoái hóa hoặc viêm gân.
Bệnh viêm quanh khớp vai có thể chữa khỏi hoàn toàn nhờ vật lý trị liệu
Người bệnh cảm thấy đau nhức ở vùng quanh vai mà không sưng. Đặc biệt đau nhiều hơn khi thay đổi thời tiết. Cơn đau này có thể lan xuống bàn tay, cổ tay gây trật khớp, cứng khớp,...Ngay cả những hoạt động bình thường như nhấc vai, chải đầu cũng không phải là điều dễ dàng khi gặp bệnh viêm chu vai.
Vật lý trị liệu sẽ phục hồi các mô tổn thương, tăng sức mạnh ở khớp vai. Nhờ thế mà cải thiện chức năng của khớp, tránh tái phát bệnh mà không cần tới phẫu thuật hoặc uống thuốc. Phương pháp đem lại kết quả tốt nhất, an toàn mà lại chi phí thấp.
Trường hợp phát hiện sớm, người bệnh chỉ cần kiên trì tập thì sẽ khuyên giảm tới 75% chỉ sau 1 đến 2 liệu trình. Ngoài ra, bác sĩ có thể áp dụng thêm một số kỹ thuật khác như châm cứu, chườm nóng, hồng ngoại, thủy châm,...để rút ngắn thời gian điều trị.
Phòng khám La Văn Lường: Điều trị bệnh Đông – Tây y kết hợp uy tín hàng đầu tại thành phố Hồ Chí Minh.
Phòng khám La Văn Lường đặt tại địa chỉ 09 Nguyễn Huy Lượng, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những nơi khám chữa bệnh kết hợp cả Đông và Tây y để mang đến kết quả điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Địa chỉ điều trị bệnh bằng vật lý trị liệu uy tín
- Phòng khám được Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép hoạt động từ tháng 3 năm 2018. Tuy nhiên, thời gian hoạt động của phòng khám đã được 70 năm do danh y La Văn Lường trực tiếp điều trị và đến nay truyền lại cho cháu ngoại là bác sĩ Trần Minh Quân.
- Người đứng đầu – Bác sĩ chuyên khoa I Trần Minh Quân hiện đang công tác tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Ông tốt nghiệp chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình và được truyền dạy mọi kỹ thuật về Đông y. Như vậy, phòng khám La Văn Lường là một trong số ít địa chỉ sử dụng cả phương pháp Đông y lẫn Tây y.
- Bác sĩ Trần Minh Quân được nhận danh hiệu "Người thầy thuốc nhân dân" vào năm 2018. Cùng năm đó, phòng khám La Văn Lường cũng đạt được giải thưởng "Thương hiệu tiêu biểu hội nhập kinh tế châu Á - Thái Bình Dương".
- Chất lượng được khẳng định qua những tờ báo và website nổi tiếng như: Báo Thanh niên, Toplist, Uy tín thương hiệu,...
- Đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên trình độ cao, vững tay nghề và nhiều kinh nghiệm trong chữa trị cũng như chăm sóc cho người bệnh.
- Áp dụng các phương pháp châm cứu tốt nhất hiện nay. Quy trình thực hiện bài bản, đúng kỹ thuật và chữa lành hoàn toàn cho nhiều bệnh nhân.
Người thầy thuốc nhân dân – Bác sĩ Trần Mình Quân (Giám đốc phòng khám La Văn Lường)
Môi trường khám chữa bệnh chuyên nghiệp
- Người bệnh trước khi tiến hành điều trị sẽ được thăm khám, hỏi han kỹ lưỡng về tình trạng, tiểu sử bệnh và những yếu tố liên quan. Điều này giúp cho việc cứu chữa trở nên hiệu quả, không xảy ra sai sót.
- Phòng khám đảm bảo sạch sẽ, nhân viên hướng dẫn và tư vấn đầy đủ để khách hàng không hoang mang, bỡ ngỡ.
- Thao tác làm việc nhanh gọn, ít thủ tục rườm rà. Người bệnh có thể liên hệ đặt lịch trước, tránh mất nhiều thời gian chờ đợi và dễ sắp xếp lịch thăm khám.
- Làm việc mọi ngày trong tuần, kể cả ngày lễ
Người bệnh được thăm khám kỹ lưỡng và bác sĩ đưa ra phương pháp phù hợp trước khi đi vào điều trị
Trang thiết bị hiện đại, tân tiến
- Phòng khám La Văn Lường sử dụng những trang thiết bị hiện đại, phục vụ hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh cho mọi người.
- Thuốc và dược liệu tự nhiên, cam kết an toàn và phù hợp với từng loại bệnh.
Phục vụ tận tình trước và sau điều trị
- Khám bệnh với chi phí rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân cả nước
- Tư vấn nhiệt tình, hỗ trợ mọi thứ để người bệnh an tâm điều trị bệnh. Thường xuyên thăm hỏi và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM
Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567
Email: pklavanluong@gmail.com
Website: https://phongkhamlavanluong.vn
Giờ làm việc
+ Thứ 2 – Chủ nhật: 15:30 - 19:00
+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.