Đau nhức khớp háng thường xuất hiện do chấn thương, bệnh lý hoặc tuổi tác. Không chỉ gây ra đau đớn và khó chịu, bệnh này còn ảnh hưởng tới sinh hoạt và vận động hằng ngày của người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời dễ gây ra biến chứng, thậm chí là liệt hoàn toàn.
Tổng quan về bệnh đau nhức khớp háng
Khái niệm
Khớp háng là nơi liên kết vững chắc của nhiều bộ phận khác nhau về mặt giải phẫu. Tại đây, các sợi dây liên kết tới lưng, chân và vai nên đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động thường ngày, lao động về thể thao.
Đau nhức khớp háng xuất hiện ở vùng khớp đùi, thắt lưng mông và khớp háng với những cơn đau khó chịu. Bệnh thường xảy ra ở một bên, rất ít trường hợp đau đồng thời cả hai bên. Căn bệnh này thường gặp ở lứa tuổi trên 50 trở lên do quá trình lão hóa của cơ thể.
Đau nhức khớp háng thường gặp ở người trên 50 tuổi
Nguyên nhân thường gặp
- Mắc các bệnh liên quan tới khớp háng như: Thoái hóa khớp háng; viêm khớp háng; viêm gân, viêm bao hoạt dịch; lao khớp háng; thoát vị bẹn; đau dây chằng háng,...
- Chấn thương do tai nạn, tập luyện thể dục thể thao hoặc lao động quá sức,...
- Tuổi tác cao, cơ thể dễ bị lão hóa khiến sụn khớp không còn chắc chắn. Khi đó, xương không được bảo vệ nên dễ hình thành các cơn đau bên phải hoặc bên trái
- Di truyền do khiếm khuyết sụn khớp háng ngay từ khi mới sinh ra. Tuy nhiên, tỉ lệ mắc trường hợp này cực kì hiếm
- Làm việc và sinh hoạt không khoa học, thường xuyên phải di chuyển nhiều, bê vác nặng hay đạp xe liên tục,...khiến khớp háng sưng đau, viêm nhiễm và thoái hóa. Ngoài ra, dùng nhiều rượu bia, thuốc lá cũng gây thiếu máu hay tắc mao mạch dẫn đến đau khớp háng.
- Một số nguyên nhân khác: Thừa cân, béo phì, giới tính
Các giai đoạn của đau nhức khớp háng
Giai đoạn khởi phát: Cơn đau xuất hiện nhanh và biến mất cũng nhanh. Bạn thấy đau khi làm quá sức và hết đau khi được nghỉ ngơi. Thường là những biểu hiện đau ở vùng bẹn rồi lan xuống đùi, tăng lên khi đứng lâu hoặc cử động. Người bệnh khó đi lại, chân có cảm giác tê mỏi và co duỗi không thoải mái.
Giai đoạn phát triển: Gai xương bám nhiều ở phần khớp, ngay cả khi không vận động thì người bệnh vẫn cảm thấy đau đớn. Các động tác xoay người, gập người không thực hiện được hoặc việc đơn giản trong sinh hoạt cũng gây ra nhiều đau đớn. Theo thời gian, đầu gối mất khả năng duỗi thẳng, cơ quanh khớp háng bị teo nhỏ, nguy cơ liệt hoàn toàn rất cao.
Ở giai đoạn nặng, đau nhức khớp háng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới cơ thể người bệnh
Điều trị và phòng ngừa đau nhức khớp háng
Phương pháp điều trị
Đau nhức khớp háng tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng lại gây ra đau đớn và ảnh hưởng tới các hoạt động và bộ phận khác của cơ thể. Hiện nay có rất nhiều cách điều trị chứng bệnh này. Chủ yếu là Tây y để giảm đau nhanh, hạn chế biến chứng và ngăn chặn tái phát. Một số biện pháp chữa bệnh phổ biến:
- Thuốc giảm đau: Thuốc kháng viêm như aspirin, naproxen, ibuprofen,...giúp người bệnh kiểm soát được cơn đau và chống viêm. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý sử dụng mà phải có sự chỉ định của bác sĩ và phải dùng kiên trì thì mới nhanh hết bệnh được.
- Hỗ trợ điều trị đau khớp háng và tăng cường hệ miễn dịch bằng thực phẩm chức năng như chondroitin, glucosamine,...Công dụng chủ yếu của chúng là hỗ trợ chứ không thể thay thế cho thuốc chữa bệnh
- Phẫu thuật khi bệnh chuyển qua giai đoạn nặng. Phương pháp này dù điều trị hiệu quả nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro và dễ để lại di chứng sau phẫu thuật.
Điều trị đau nhức khớp háng bằng thuốc kết hợp các bài tập phục hồi phù hợp
Biện pháp phòng ngừa
- Thay đổi thói quen sinh hoạt bằng cách hạn chế vận động, khuân vác và chơi các môn thể thao mạnh
- Xây dựng kế hoạch giảm cân và điều trị đau khớp để giảm áp lực cân nặng lên khớp xương
Đau nhức khớp háng không còn là nỗi lo ngại khi người bệnh được điều trị kịp thời tại cơ sở uy tín, chất lượng. Phòng khám La Văn Lường với bác sĩ chuyên môn cao, kinh nghiệm trong điều trị Tây y và Đông y. Trang thiết bị hiện đại cùng dịch vụ chuyên nghiệp, hỗ trợ bệnh nhân khám chữa bệnh tốt hơn. Thông tin cụ thể xin vui lòng tham khảo tại website https://phongkhamlavanluong.vn/
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM
Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567
Email: pklavanluong@gmail.com
Website: https://phongkhamlavanluong.vn
Giờ làm việc
+ Thứ 2 – Chủ nhật: 15:30 - 19:00
+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.