• 0898 12 14 16 - 0907 567 567
  • pklavanluong@gmail.com
  • 09 Nguyễn Huy Lượng P14 Quận Bình Thạnh TPHCM
  • Sáng:(8H00 - 12H00) - Chiều:(15h-19h30)

Đau cứng khớp vai do những nguyên nhân nào?

Đau cứng khớp vai gây ra tình trạng đau mỏi, nhức và khó vận động ở phần vai, cánh tay. Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị đau khớp vai hiệu quả.

Phần cơ xương ở vai đau nhức, khó hoạt động như bình thường kéo dài trong một khoảng thời gian có thể là do đau cứng khớp vai. Đây là tình trạng dễ gặp do chấn thương, phẫu thuật hoặc người mắc tiểu đường. Vậy cách kiểm tra và điều trị như thế nào?

Đau cứng khớp vai là gì?

Đau cứng khớp vai là tình trạng cứng, nhức và tầm vận động ở vai bị giới hạn. Phần không gian bên trong khớp vai dần nhỏ lại và bạn cần mất nhiều thời gian, vài tháng thậm chí là vài năm để cải thiện chứng bệnh này. Các giai đoạn phát triển của đau khớp vai:

  • Ở giai đoạn đầu, người bệnh nhận thấy vai đau, khó di chuyển cánh tay. Hiện tượng này thường kéo dài khoảng 4 tháng.
  • Ở 4 tháng tiếp theo, vai vẫn không giảm đau. Tuy vậy, người bệnh có thể đưa cánh tay một chút.
  • Ở giai đoạn cuối cùng, phần vai không còn cứng và cơn đau cũng dần biến mất. Phần cánh tay có thể di chuyển trở lại. Tình trạng này cũng kéo dài 4 tháng trong phần lớn các trường hợp.

/uploads/1652684801-dau-cung-khop-vai-01.jpg

Đau cứng khớp vai khiến sự vận động ở phần vai và cánh tay bị hạn chế

Nhận biết triệu chứng cụ thể đau cứng khớp vai

Bạn sẽ gặp phải những cơn đau khắp vùng vai, xuất phát từ xương, khớp và lan ra các khu vực lân cận. Những cơn đau lây lan qua xương bả vai, xương đòn và lan xuống cơ cánh tay. Người bệnh đau liên tục, ngay cả lúc nghỉ ngơi vào ban đêm. Kéo theo đó là khả năng vận động cũng trở nên hạn chế hơn. Không dễ dàng chút nào khi bạn muốn nâng cánh tay của mình lên khi bị đau cứng khớp vai.

Nguyên nhân cụ thể của tình trạng này vẫn chưa được tìm ra. Thông thường là do phần vai không vận động trong một thời gian dài. Ví dụ như người bệnh đeo băng, bó bột khi bị chấn thương, gãy cánh tay hoặc phẫu thuật phần vai. Một số trường hợp, người bị bệnh tiểu đường cũng có thể mắc chứng đau khớp vai này.

/uploads/1652684801-dau-cung-khop-vai-02.jpg

Đau cứng khớp vai với biểu hiện đau nhức ở phần vai trong một khoảng thời gian dài

Ngoài ra, những yếu tố dưới đây sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng bệnh này, chẳng hạn như:

  • Người cao tuổi có nguy cơ đau cứng khớp vai cao hơn so với người trẻ
  • Người nằm nghỉ quá lâu do chấn thương vai, vận động khớp giảm sút sau hậu phẫu hoặc đột quỵ, chấn thương chóp xoay, gãy tay. 
  • Người mắc các bệnh lý như lao, đột quỵ, Parkinson, tiểu đường, các vấn đề về tuyến giáp.

Những người trong độ tuổi từ 40 trở lên, nhất là phụ nữ có nguy cơ mắc chứng đau cứng khớp vai cao hơn nam giới. Đặc biệt là người đang trong giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú hoặc đột quỵ. Nếu người bệnh có những dấu hiệu, triệu chứng trên thì nên đi khám. Tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh lý mà biểu hiện ở người mắc khác nhau. Trường hợp này bạn cần liên hệ với bác sĩ để được thăm khám, chỉ định phương pháp chẩn đoán và điều trị phù hợp nhất.

Điều trị đau cứng khớp vai như thế nào?

Bác sĩ tiến hành chẩn đoán đau cứng khớp vai bằng cách chụp X-quang để loại trừ các bệnh khác. Những căn bệnh có cùng triệu chứng như trật khớp vai, khối u, viêm khớp thoái hóa.

Đối với tình trạng đau cứng khớp nhưng không phải từ chấn thương hoặc phẫu thuật thì vật lý trị liệu và điều trị bảo tồn là phương án tốt nhất. Người bệnh có thể sử dụng thuốc theo đơn từ bác sĩ, bao gồm thuốc kháng viêm không steroid để giảm đau. Kết hợp với duy trì vận động, tập thể dục tại nhà để giảm đau và duy trì vận động cánh tay.

/uploads/1652684802-dau-cung-khop-vai-03.jpg

Duy trì vận động thường xuyên giúp giảm đau khớp vai hiệu quả

Lựa chọn một phòng khám uy tín, bác sĩ giỏi cũng là một trong những điều mà người bệnh đau cứng khớp vai cần lưu ý. Phòng khám La Văn Lường áp dụng mô hình thăm khám và điều trị Đông – Tây y kết hợp sẽ giúp bệnh nhân hồi phục nhanh, an toàn.

Trên đây là những thông tin về chứng đau cứng khớp vai để bạn đọc tham khảo. Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên, bạn hãy đến phòng khám để được tư vấn và điều trị đúng cách nhé. Liên hệ phòng khám La Văn Lường qua Hotline 0898 12 14 16 - 0907 567 567 hoặc truy cập tới website https://phongkhamlavanluong.vn/ 

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM

Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567

Email: pklavanluong@gmail.com

Website: https://phongkhamlavanluong.vn

Giờ làm việc

+ Thứ 2 – Chủ nhật: 15:30 – 19:00

+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.

0907567567