• 0898 12 14 16 - 0907 567 567
  • pklavanluong@gmail.com
  • 09 Nguyễn Huy Lượng P14 Quận Bình Thạnh TPHCM
  • Sáng:(8H00 - 12H00) - Chiều:(15h-19h30)

Tìm hiểu nguyên nhân chậm lành xương khớp giả

Ở cơ chế bình thường, xương tự lành lại sau một thời gian gãy. Nhưng sau một thời gian người bệnh vẫn cảm thấy đau nhói và khó cử động thì khả năng cao là gặp trường hợp chậm lành xương hoặc khớp giả. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Mời bạn tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết sau.

Chậm liền xương - khớp giả là gì?

Chậm liền xương và khớp giả là hai khái niệm phổ biến nói về tình trạng xương không liền lại so với quá trình hồi phục thông thường. Xương sau khi gãy sẽ phục hồi theo thời gian bởi một tổ chức gọi là cal xương. 

Thời gian lành lại như ban đầu sẽ phụ thuộc vào loại xương. Tuy nhiên, đến thời hạn liền xương mà xương chưa vững thì chính là chậm liền xương. Còn khớp giả là tình trạng xương chưa lành hẳn quá hai lần liền xương. Theo quy ước quốc tế thì thời gian liền xương nhỏ là 3 tháng, xương lớn là 6 tháng.

/uploads/1721972567-cham-lanh-xuong.png

Xương đến thời gian không lành lại như bình thường thì gọi là chậm liền xương hoặc khớp giả

Nguyên nhân gây nên tình trạng chậm liền xương, khớp giả

Điều trị không đúng cách

Tình trạng xương chậm liền, khớp giả hình thành do nguyên nhân nắn chỉnh ổ gãy không tốt, bất động ổ gãy không được vững chắc. Hoặc trong quá trình làm phẫu thuật, bác sĩ làm mất khối máu tụ, gây nên nhiều tổn thương thêm mạch máu nuôi dưỡng xương hay bóc tách, phá hủy màng xương nhiều. Ngoài ra, thầy thuốc theo dõi chấn thương không đúng, chẳng hạn như chỉ định bỏ bột quá sớm hoặc cho người bệnh tỳ quá muộn. 

/uploads/1721972673-cham-lienxuong.jpeg

Điều trị gãy xương không đúng cách khiến xương không thể lành lại

Chấn thương ban đầu

Những tổn thương ban đầu tác động nhiều đến sự chậm liền xương và khớp giả. Ví dụ như xương gãy di lệch nhiều, gãy nát vụn, gãy hở, mất đoạn xương do chấn thương năng lượng cao hoặc nhiễm trùng. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến tỷ lệ liền xương chính là sự nguyên vẹn mạch nuôi dưỡng xương. 

  • Gãy xương phức tạp, gãy xương mở kéo theo tổn thương phần mềm, thần kinh, cơ, mạch máu
  • Gãy xương ở nhiều vị trí, gãy thành nhiều đoạn hoặc ổ gãy làm chèn cơ
  • Gãy xương ở khu vực nguồn mạch nuôi dưỡng kém như gãy xương thuyền, xương cổ tay, gãy cổ, xương đùi,...
  • Gãy xương hở nhiễm bẩn, biến chứng nhiễm khuẩn

Nguyên nhân từ phía người bệnh

Suy dinh dưỡng, chuyển hóa kém

Hút nhiều thuốc lá, nạp nhiều nicotin vào cơ thể

Bệnh lý toàn thân như lao phổi, tiểu đường

Người già, phụ nữ cho con bú cũng thuộc đối tượng khiến xương chậm lành

Điều trị chậm liền xương và khớp giả bằng phương pháp gì?

Nguyên tắc chẩn đoán và điều trị

Việc chẩn đoán và điều trị chậm lành xương khớp giả sẽ loại bỏ những yếu tố cản trở sự liền xương, tạo điều kiện để mạch máu phát triển. Bên cạnh đó là thâm nhập vào ổ gãy để cung cấp thêm nguyên liệu sinh xương. Bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp để 2 đầu gãy có sự tiếp xúc giúp đẩy nhanh quá trình liền xương. Đồng thời nâng cao thể trạng chung cho bệnh nhân, tránh các rối loạn thiểu dưỡng.

  1. Điều trị chậm liền xương

Biểu hiện cần điều trị chậm lành xương:

  • Sưng nề tại ổ gãy
  • Có sự bất thường khi cử động
  • Đau nhói tại ổ gãy
  • Còn khe sáng giữa 2 đầu gãy khi chụp X-quang

Những cách điều trị:

  • Phương pháp khoan xương bằng cách dùng đinh Kirschner khoan nhiều lỗ qua các đầu gãy để cố định xương. 
  • Ghép xương bằng phương pháp Phemister
  • Bổ sung dinh dưỡng, nâng cao thể trạng và theo dõi

/uploads/1693022331-cham-lanh-xuong-khop-gia-03.png

Điều trị chậm liền xương bằng phương pháp phẫu thuật

  1. Điều trị khớp giả

Biểu hiện người bệnh cần nắm:

  • Cử động bất thường
  • Ngưng cơ năng và ngưng chói

Phương pháp phẫu thuật:

  • Ghép xương theo phương pháp Matti, Phemister hoặc kết xương căng dãn, nén ép bằng khung cố định ngoài.
  • Làm tươi đầu gãy rồi kết xương kim loại, kết hợp ghép xương hoặc lục bóc vỏ xương
  • Kết xương 2 ổ (1 ổ căng dãn và 1 ổ nén ép) hoặc ghép xương có cuống mạch nuôi bằng kỹ thuật vi phẫu, kết ghép xương (thường dùng trong trường hợp khớp giả mất đoạn xương dài)
  • Trường hợp khớp giả nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành nạo viêm, lấy xương chết. Sau đó cố định xương bằng khung cố định bên ngoài hoặc bó bột. 

Bạn đang tìm kiếm phòng khám cơ xương khớp để điều trị chậm lành xương khớp giả? Phòng khám La Văn Lường với hơn 70 năm kinh nghiệm khám chữa đông y, kết hợp phương pháp hiện đại điều trị bệnh hiệu quả, an toàn. Chi tiết liên hệ Hotline 0898 12 14 16 - 0907 567 567 hoặc truy cập vào website https://phongkhamlavanluong.vn/ để biết thêm thông tin.

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM

Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567

Email: pklavanluong@gmail.com

Website: https://phongkhamlavanluong.vn

Giờ làm việc

+ Thứ 2 – Chủ nhật: 15:30 – 19:00

+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.

0907567567