• 0898 12 14 16 - 0907 567 567
  • pklavanluong@gmail.com
  • 09 Nguyễn Huy Lượng P14 Quận Bình Thạnh TPHCM
  • Sáng:(8H00 - 12H00) - Chiều:(15h-19h30)

Khớp lỏng lẻo: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp điều trị

Khớp đóng vai trò như những "bản lề" cho cơ thể, giúp các chi vận động linh hoạt và dễ dàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khớp chắc khỏe như mong muốn. Một tình trạng khá phổ biến, đặc biệt ở trẻ em và người trẻ tuổi là khớp lỏng lẻo.

Khớp đóng vai trò như những "bản lề" cho cơ thể, giúp các chi vận động linh hoạt và dễ dàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khớp chắc khỏe như mong muốn. Một tình trạng khá phổ biến, đặc biệt ở trẻ em và người trẻ tuổi là khớp lỏng lẻo. Tình trạng này khiến khớp dễ bị trật, chệch, gây đau và hạn chế vận động nếu không được can thiệp đúng cách. 

Thế nào là khớp lỏng lẻo?

Khớp lỏng lẻo (Joint Laxity) là tình trạng các dây chằng quanh khớp trở nên lỏng lẻo, mất độ săn chắc tự nhiên. Điều này làm cho khớp dễ dàng di chuyển vượt quá giới hạn bình thường. Dẫn đến hiện tượng khớp quá linh động hoặc dễ trật khớp.

Khớp không chắc chắn có thể chỉ ảnh hưởng tới một vài khớp riêng lẻ (ví dụ như khớp vai, cổ tay, đầu gối). Hoặc cũng có thể lan tỏa ra toàn thân, được gọi là tính lỏng lẻo khớp toàn thân.

/uploads/1749360025-khop-khong-chac-de-bi-thoai-hoa.jpg

Khớp lỏng lẻo là tình trạng dây chằng mất đi độ kết nối tự nhiên

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khớp lỏng lẻo

  • Yếu tố bẩm sinh: Một số người sinh ra đã có cấu trúc collagen (thành phần chính của dây chằng) yếu hơn bình thường, khiến các khớp dễ lỏng lẻo.

  • Do di truyền: Tình trạng lỏng lẻo khớp có xu hướng di truyền trong gia đình.

  • Các bệnh lý mô liên kết: Các hội chứng như Marfan, Ehlers-Danlos gây bất thường mô liên kết, làm dây chằng giãn quá mức.

  • Chấn thương: Bong gân, rách dây chằng hoặc các chấn thương thể thao có thể làm suy yếu cấu trúc giữ khớp. Khiến khớp không được chắc chắn.

  • Lười vận động: Cơ bắp xung quanh khớp bị yếu đi do ít hoạt động cũng góp phần làm giảm sự ổn định của khớp.

  • Tập luyện sai cách: Một số bài tập căng giãn quá mức hoặc kỹ thuật vận động sai lệch kéo dài cũng làm giãn dây chằng và gây lỏng khớp.

Triệu chứng của khớp lỏng lẻo

Người bị khớp lỏng lẻo có thể gặp các biểu hiện sau:

  • Tăng biên độ vận động: Có thể uốn cong ngón tay, khuỷu tay, đầu gối hoặc cổ tay nhiều hơn mức bình thường.

  • Dễ bị trật khớp: Các khớp vai, đầu gối hoặc cổ chân dễ bị lệch hoặc trật khi hoạt động mạnh.

  • Đau khớp: Các khớp có thể bị đau mỏi, đặc biệt sau vận động hoặc cuối ngày.

  • Cảm giác lỏng lẻo hoặc không chắc chắn: Người bệnh cảm thấy như khớp "sắp tuột ra" hoặc không giữ được tư thế ổn định.

  • Sưng nhẹ quanh khớp: Một số trường hợp lỏng lẻo nặng có thể gây viêm khớp nhẹ.

Nếu không điều trị tình trạng này, lâu ngày có thể dẫn đến các biến chứng như thoái hóa khớp. Hoặc mất ổn định khớp vĩnh viễn, đau mãn tính.

/uploads/1749360026-khop-long-leo-gay-dau-don.jpg

Khớp không chắc chắn gây ra những cơn đau và khó chịu

Chẩn đoán khớp lỏng lẻo

Để chẩn đoán khớp lỏng lẻo, bác sĩ sẽ:

  • Khai thác tiền sử: Bao gồm các thông tin về chấn thương, đau khớp, tiền sử gia đình.

  • Khám lâm sàng: Đánh giá biên độ vận động của khớp bằng các bài kiểm tra chuyên biệt như Beighton Score (thang điểm đo mức độ linh động khớp).

  • Chụp X-quang, MRI: Được chỉ định khi nghi ngờ tổn thương dây chằng hoặc các cấu trúc khác.

Phương pháp điều trị khớp lỏng lẻo

Mục tiêu điều trị khớp lỏng lẻo là tăng cường sự ổn định cho khớp, giảm đau. Đồng thời tránh được nguy cơ tổn thương khớp về sau.

Điều trị không phẫu thuật

  • Vật lý trị liệu: Tập các bài tập tăng cường cơ bắp xung quanh khớp để hỗ trợ và bảo vệ khớp tốt hơn.

  • Giảm vận động quá mức: Hạn chế các động tác uốn cong hoặc xoay vặn mạnh có thể làm giãn thêm dây chằng.

  • Đeo nẹp bảo vệ: Một số trường hợp lỏng lẻo nặng cần sử dụng nẹp hỗ trợ ổn định khớp khi vận động.

  • Thuốc giảm đau: Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) giúp giảm đau và viêm.

Điều trị phẫu thuật

Chỉ định phẫu thuật nếu:

  • Khớp bị lỏng lẻo nghiêm trọng, tái trật khớp nhiều lần.

  • Điều trị nội khoa không hiệu quả sau 6–12 tháng.

  • Phẫu thuật nhằm tái tạo dây chằng, khâu phục hồi mô liên kết để tăng sự vững chắc cho khớp.

/uploads/1749360026-khop-long-leo.jpg

Điều trị khớp lỏng lẻo sớm để tránh biến chứng về sau

Gợi ý một số phương pháp phòng ngừa khớp lỏng lẻo

  • Tăng cường sức mạnh cơ bắp: Tập luyện thường xuyên để cơ bắp khỏe mạnh, hỗ trợ khớp tốt hơn.

  • Tập luyện đúng kỹ thuật: Khi tham gia thể thao hoặc luyện tập yoga, hãy chú ý đến kỹ thuật chính xác để tránh kéo giãn quá mức.

  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Bổ sung protein, vitamin C, D, canxi và collagen để nuôi dưỡng hệ xương khớp khỏe mạnh.

  • Khám sức khỏe định kỳ: Đặc biệt nếu có tiền sử gia đình mắc các bệnh mô liên kết.

Khớp lỏng lẻo tuy không phải là tình trạng nguy hiểm cấp tính. Nhưng nếu không được chú ý và can thiệp đúng cách, nó có thể dẫn đến những hậu quả lâu dài. Chẳng hạn như đau mãn tính, thoái hóa khớp hoặc mất khả năng vận động. Đặt lịch khám ngay hôm nay tại phòng khám La Văn Lường để kiểm tra sức khỏe xương khớp của bạn. Liên hệ tới Hotline 0907 567 567 hoặc truy cập vào website https://phongkhamlavanluong.vn/ để được hỗ trợ.

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM

Số ĐT: 0907 567 567

Email: pklavanluong@gmail.com

Website: https://phongkhamlavanluong.vn

Thời gian làm việc

Thứ 3 - Thứ 5 - Thứ 7
+ Sáng: 8h00 - 11h00
+ Chiều: 15h30 - 19h00

Thứ 2 - Thứ 4 - Thứ 6 - Chủ nhật
+ Chiều: 15h30 - 19h00
Ngoài giờ này liên hệ: 0907 567 567 (Bác sĩ Quân) - 0939 858 558 (Ly)

0907567567